Đo mật độ xương là một xét nghiệm đo hàm lượng canxi và khoáng chất trong xương giúp các bác sĩ chẩn đoán người bệnh có bị loãng xương hay không
- Bệnh Addison và những vấn đề về suy tuyến thượng thận
- Phương pháp chẩn đoán bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?
- Phương pháp thụ tinh nhân tạo và những điều cần biết
Nguyên lý của phương pháp đo mật độ loãng xương
Nguyên lý của phương pháp đo mật độ loãng xương
Đo mật độ xương là phương pháp đo mật độ khoáng chất trong xương và khối lượng xương để đánh giá nguy cơ gãy xương. Phương pháp đo mật độ loãng xương phổ biến hiện nay là DEXA scan. Phương pháp này sử dụng nguyên lý hấp thụ tia X năng lượng kép để đo hàm lượng canxi và khoáng chất có trong xương và thường được đo ở gót chân, ở cột sống, hông, tay hoặc cổ tay. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khoẻ, ngược lại, mật độ xương càng thấp càng làm tăng nguy cơ gãy xương. Hiện nay có hai loại máy DEXA scan là máy DEXA trung tâm và DEXA ngoại biên, với phương pháp này người được đo sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ phóng xạ. Đo khối lượng xương ở các vị trí trung tâm như khớp háng, cột sống thắt lưng để chẩn đoán loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương và dự báo nguy cơ gãy xương cũng như theo dõi điều trị trong khi đó, đo khối lượng xương ở ngoại vi được dùng để tầm soát loãng xương ở cộng đồng.
Đo mật độ xương là một phương pháp kiểm tra không xâm nhập do đó không gây đau đớn cho bệnh nhân. Theo tiêu chuẩn đo mât độ loãng xương của tổ chức y tế thế giới thì khi chỉ số T-score dưới -2.5 thì bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương, nếu bệnh nhân có chỉ số T- score dưới -2.5 và kèm theo gãy xương thì được chẩn đoán là loãng xương nặng. Trang tin tức sức khỏe mới nhất có cập nhật thông tin, để tránh sai lệch kết quả đo thì không đo mật độ xương cho phụ nữ có thai, người dùng thuốc cản quang đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch trong vòng 2 tuần và người có kim loại tại vị trí cần đo. Do đó, nếu được chỉ định đo mật độ xương, người bệnh cần chủ động báo bác sĩ để có biện pháp khắc phục.
Khi nào cần đo mật độ loãng xương?
Khi nào cần đo mật độ loãng xương?
Ở xương khi nào cũng có hai quá trình song hành là tạo cốt bào và huỷ cốt bào. Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà quá trình tạo xương diễn ra mạnh mẽ hơn hay kém hơn huỷ xương. Khi con người bước sang độ tuổi trung niên, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh, quá trình huỷ cốt bào diễn ra mạnh hơn dẫn đến loãng xương. Do đó, đo mật độ loãng xương là cần thiết với những người cao tuổi, không phân biệt nam hay nữ, đặc biệt là những người có kèm các yếu tố nguy cơ như gãy xương sau 40 tuổi, người có tiền sử bố hoặc mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương. Người có thể chất kém, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng sẽ khiến khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp hơn bình thường nên khi về già xương dễ trở nên mỏng, yếu và dễ gãy. Người có chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D góp phần vào việc làm giảm suát mật độ xương cũng như làm tăng nguy cơ gãy xương.Với những người mắc các bệnh lý nội tiết như bệnh lý về tuyến giáp, bệnh lý của tuyến thượng thận, những bệnh lý mạn tính của hệ tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thu canxi, vitamin D… làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá canxi cũng như gây ảnh hưởng đến quá trình tạo xương. Bên cạnh đó, những bệnh nhân chạy thận lâu ngày sẽ làm tăng đào thải canxi qua đường tiết niệu nên gây loãng xương. Sử dụng nhóm thuốc chống viêm giảm đau steroid như dexamethasone, betamethasone làm ức chế quá trình tạo xương, tăng quá trình huỷ xương, làm giảm hấp thu canxi, tăng bài xuất canxi dẫn đến hậu quả loãng xương ở những người dùng nhóm thuốc điều trị này kéo dài. Người bệnh nên được kiểm tra lại sau mỗi 2 lần để theo dõi và đánh giá kết quả.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn