Bệnh Addison và những vấn đề về suy tuyến thượng thận

Bệnh Addison được biết tới là một dạng rối loạn liên quan tới việc tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả. Đây chính nguyên nhân gây tình trạng suy tuyến thượng thận.

Bệnh Addison và những vấn đề về suy tuyến thượng thậnBệnh Addison và những vấn đề về suy tuyến thượng thận

Dấu hiệu cho thấy người bệnh mắc phải Addison

Theo Tin Y Tế tổng hợp, ở trạng thái bình thường của cơ thể, tuyến thượng thận sẽ bài tiết ra 2 loại hormone là cortisol và aldosterone. Chúng có nhiệm vụ điều hòa huyết áp, quản lý quá trình lọc ở thận. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc phải bệnh Addison thì lượng hormone tiết ra không đủ cho cơ thể sử dụng, lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu như:

  • Cơ thể người bệnh trở nên yếu hơn, thường xuyên khó chịu và mệt mỏi, da và tóc cũng có dấu hiện biến đổi bất thường.
  • Người bệnh Addison có biểu hiện chán ăn, cơ thể suy nhược rõ rệt, huyết áp cũng tụt xuống thấp, người bệnh còn có nguy cơ bị trầm cảm.
  • Addison làm cho da sạm đi nhiều, đặc biệt là các vùng như: khuỷu tay, khớp gối, khớp ngón, đôi khi có thẻ sạm ở môi và xuất hiện nhiều nếp nhăn ở lòng bàn tay.
  • Một số trường hợp mắc phải Addison sinh ra căng thẳng kéo dài,có thể dẫn tới suy tuyến thượng thận đột ngột. Lúc này cơ thể sẽ có các triệu chứng như: đau cơ khớp, tiêu chảy, huyết áp giảm, đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn nặng, nôn mửa, đau nhức ở cẳng chân, nặng hơn có thể rơi vào trạng thái ngất xỉu hoặc hôn mê.

Dấu hiệu cho thấy người bệnh mắc phải Addison

Dấu hiệu cho thấy người bệnh mắc phải Addison

Nguyên nhân làm cho bệnh nhân mắc phải Addison

Bệnh nhân mắc phải Addison hầu hết là do suy tuyến thượng thận, cơ thể không đủ cortisol và aldosterone để hoạt động bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng suy thận như:

  • Tuyến thượng thận bị chính hệ miễn dịch tấn công do sự nhầm lẫn các tuyến này là tế bào lạ.
  • Người bệnh mắc một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn tới suy thận như: khối u tuyến thượng thận, nhiễm virus HIV, nhiễm nấm, hoặc nhiễm trùng lao hoặc do xuất huyết ở tuyến thượng thận.
  • Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc Addison gồm:
  • Người bệnh nhiễm khuẩn trong thời gian dài; bệnh nhân mắc bệnh ung thư; bệnh nhân mắc bệnh lao; người bệnh dùng thuốc làm loãng máu; tiểu đường tuýp 1, bệnh tự miễn, Grave.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân Addison

Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng mà Addison gây ra cho người bệnh để có các phương pháp điều trị khác nhau như: Hầu hết các trường hợp Addison đều được chỉ định sử dụng bổ sung corticosteroid, loại thuốc này giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của nó. Bệnh nhân cần dùng thuốc trong một thời gian dài, đồng thời sẽ tăng liều lượng nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng tổn thương nghiêm trọng tuyến thượng thận. Nếu các phương pháp đưa ra đem lại hiệu quả điều trị Addison không cao thì có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Bệnh nhân cũng cần xây dựng một thói quen sống phù hợp cho loại bệnh này, nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe và tinh thần. Cần uống thuốc và tái khám theo quy định để phát hiện sớm các bất thường và có phương pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân Addison

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân Addison

Bệnh nhân Addison có thể mắc phải trầm cảm, do vậy cần giữ cho người bệnh có tinh thần và trạng thái tâm lý luôn thoải mái, hạn chế các áp lực và lo âu về bệnh.

Người bệnh Addison cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể kiểm soát lượng muối có trong thức ăn hàng ngày. Đồng thời rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe nhưng không được luyện tập quá sức.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *