Người già là một trong những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao huyết áp nhiều nhất, căn bệnh này đã gây không ít nguy hiểm đến tính mạng của những người cao tuổi. Vậy nguyên nhân cao huyết áp ở người già là gì?
- Điểm mặt những căn bệnh người cao tuổi mùa hè hay mắc phải
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nỗi ám ảnh thường trực của người cao tuổi
- Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi
Huyết áp cao là một trong những căn bệnh có chỉ số tử vong gần như cao nhất hiện nay. Chế độ ăn uống không hợp lý và lười vận động chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh huyết áp cao ở người già. ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người cao tuổi.
Huyết áp thường tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt là với một người đã qua tuổi trung niên. Theo thống kê cứ 3 người cao huyết áp thì có đến 2 người là người già, khoảng 90% người bị cao huyết áp ở lứa tuổi từ 55 – 75 tuổi. Nguyên nhân cao huyết áp ở người già không kể đến tuổi tác chưa xác định rõ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, đó là:
Ăn mặn
Muối chính là một trong những nguy cơ hàng đầu làm cho huyết áo của bạn tăng cao vì vậy những người có thói quen ăn mặn thường có nguy cơ mắc chứng bệnh huyết áp cao. Vì vậy để phòng ngừa căn bệnh huyết áp cao bạn nên giảm thiểu lượng muối trong chế độ ăn của mình. Một vài chú ý nhỏ này thôi cũng có thể khiến cho sức khỏe của bạn đảm bảo.
Uống nhiều rượu bia
Việc lạm dụng, uống quá nhiều rượu bia khi còn trẻ sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao ở người già tăng lên. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân ngay từ bây giờ bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia.
Béo phì
Thừa cân béo phì chính là một trong những nguy cơ gây ra bệnh huyết áp cao đối với người cao tuổi và nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều này. Một trong những phương cách để giảm thiểu căn bệnh huyết áp đó chính là duy trì mức cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì và có một cơ thể cân đối.
Bệnh cao huyết áp rất thường gặp ở người cao tuổi
Người mắc bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho rằng những người bị mắc chứng bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, những người có tiền sử về bệnh tiểu đường có thể bị phá hoại tim và thận mạnh hơn những người bình thường
Di truyền
Có nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng huyết áp cao cũng có liên quan mật thiết đến vấn đề di chuyển. Nếu người thân trong gia đình bạn từng bị mắc bệnh huyết áp cao thì cũng dễ dàng bị mắc chứng bệnh này hơn người bình thường.
Thiếu vận động
Những người có thói quen trây ỳ, lười vận động và lười tập thể dục sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì và dẫn đến huyết áp của bạn tăng cao. Nhiều bác sĩ khuyên rằng mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra 30p để tập thể dục và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ huyết áp cao
Căng thẳng
Mặc dù nói nghe có vẻ vô lý nhưng nếu như bạn thường xuyên bị căng thẳng do chịu áp lực quá nhiều trong công việc cũng làm cho huyết áp của bạn tăng cao. Chính vì vậy, trong thời gian làm việc bạn cũng nên dành cho mình một chút thời gian để thư giãn và thoải mái để cân bằng cuộc sống của bạn, sống vui – khỏe là lối sống tích cực nhất.
Làm thế nào để biết mình có bị cao huyết áp hay không?
Làm thế nào để biết mình có bị cao huyết áp hay không?
Hiện nay có rất nhiều người không vấn đề gì nhưng khi đến khám bác sỹ đo huyết áp thấy 140 hay 150 lại cứ nghĩ mình bị cao huyết áp và rồi uống thuốc hạ huyết áp từ năm này sang năm nọ vì sợ đột quỵ xảy ra. Vô tình bạn không bị huyết áp cao nhưng do sợ và uống thuốc nên một thời gian sau bạn bị cao huyết áp thật.
Để biết được có chính xác cao huyết áp hay không cần phải đo huyết áp hàng ngày và đo bằng cả 2 tay trước khi ăn và sau khi ăn. Trước khi đo cần phải thả lỏng thư giãn vài phút thì như vậy mới chính xác được nếu đo liên tục trong vòng 1 tuần mà lúc nào bạn đo cũng trên 160 thì mới gọi là cao huyết áp. Nếu bạn đến bệnh viện mà đo lúc đó mình không được thả lỏng, đo có một tay và huyết áp là 140 thì bạn hãy yên tâm đừng lo là bị cao huyết áp rồi đi uống thuốc. Huyết áp phải theo độ tuổi như huyết áp chuẩn của một người trên 50 tuổi là 130 – 140, gặp phải khoảng này thì bạn cũng không nên lo lắng quá.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn