Xét nghiệm HPV là một phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung và xác định nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách phát hiện virus HPV trong tử cung người bệnh.
- Những loại nước ép trái cây “đầu bảng” tốt cho sức khỏe người cao tuổi
- Học “lỏm” những cách nấu các món chay thông dụng
- Một số bài thuốc từ lá mơ lông chữa kiết lỵ
Xét nghiệm HPV và những điều cần biết
Xét nghiệm HPV là gì?
Xét nghiệm HPV chủ yếu được sử dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung và xác định xem bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay không nếu bạn là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65. Xét nghiệm xác định liệu các tế bào cổ tử cung của bạn có bị nhiễm virus HPV (papillomavirus) hay không. Nhiễm trùng HPV kéo dài có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào cổ tử cung dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm HPV
Các đối tượng cần xét nghiệm HPV bao gồm:
- Phụ nữ ở độ tuổi 30 – 65 tuổi. Các tổ chức ung bướu khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi này nên làm xét nghiệm HPV kết hợp xét nghiệm Pap 5 năm/ lần.
- Trường hợp có kết quả xét nghiệm Pap bất thường
- Theo dõi xét nghiệm Pap tìm thấy các tế bào bất thường hoặc khi kết quả xét nghiệm Pap của bạn không rõ ràng
- Trường hợp mắc các bệnh lý tử cung trước đó
- Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ dưới 30 tuổi có kết quả Pap tế bào nhú bình thường.
Những điều cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm HPV?
- Bạn không nên thực hiện xét nghiệm trong kỳ kinh nguyệt.
- Ngưng sử dụng thuốc đặt âm đạo
- Không thụt rửa âm đạo
- Tránh quan hệ tình dục
Xét nghiệm HPV được tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm HPV giúp phát hiện virus HPV, một nguyên nhân gây các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Theo nhiều thông tin trên trang bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, trong quá trình xét nghiệm HPV, bác sĩ hoặc y tá tiến hành đặt một mỏ vịt bằng kim loại hoặc nhựa vào âm đạo của bạn. Mỏ vịt dùng để mở rộng âm đạo giúp nhìn thấy toàn bộ cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ lấy mẫu nhỏ nhẹ nhàng lấy một số lượng nhỏ tế bào từ cổ tử cung của bạn. Các tế bào được gửi đến phòng thí nghiệm.
Rủi ro khi thực hiện xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV thường chỉ mất vài phút. Nó không đau nhưng bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc áp lực khi bác sĩ mở mỏ vịt bên trong âm đạo. Một số trường hợp niêm mạc tử cung có thể xước nhẹ khi bác sĩ lấy các tế bào từ cổ tử cung gây chảy máu hoặc khí hư bất thường tạm thời.
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HPV là gì?
- Kết quả âm tính: Nguy cơ mắc ung thử coỏ tử cung thấp. Bác sĩ khuyến cáo bạn quay lại kiểm tra trong vòng 5 năm hoặc sớm hơn tùy thuộc vào tuổi và tiền sử y tế của bạn.
- Kết quả dương tính: HPV được tìm thấy trong các tế bào niêm mạc tử cung của bạn. Điều đó có nghĩa bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn trong tương lai. Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để theo dõi và chẩn đoán chính xác bệnh. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
– Soi cổ tử cung: Giúp đánh giá và phát hiện các bất thường niêm mạc âm đạo và cổ tử cung
– Sinh thiết cổ tử cung: Bác sĩ tiến hành lấy một mẫu mô từ cổ tử cung sau đó soi dưới kính hiển vi giúp phát hiện bất thường tế bào niêm mạc tử cung
– Xét nghiệm Pap: Mục đích phát hiện những thay đổi bất thường của tế bào niêm mạc tử cung.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn