Vì đâu mà người già trở nên khó tính?

Cảm giác mình không làm được việc gì có ích cho con cháu nên bị ruồng bỏ, ít được quan tâm đã đẩy người cao tuổi rơi vào trạng thái trầm cảm và trở nên khó tính.

Vì đâu mà người già trở nên khó tính?

Vì đâu mà người già trở nên khó tính?

Tuổi già thường đi liền với khó tính

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sự “đổi tính đổi nết” của người già có rất nhiều nguyên nhân. Người già thường hay kỹ tính, cuộc sống bó hẹp trong gia đình ít giao tiếp bên ngoài xã hội nên suy nghĩ đến bản thân nhiều hơn. Ngược lại, lớp trẻ năng động và luôn có xu hướng “hướng ngoại”, họ có phong cách sống trẻ trung nên suy nghĩ cũng “thoáng” hơn nhiều. Điều này gây nên những mâu thuẫn trong các gia đình có hai, ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Không chỉ vậy, mà ở nhiều nơi, các anh em con cháu trong nhà còn phân chia theo kiểu mỗi người nuôi cha mẹ vài tháng, hay thuê đến các dịch vụ chăm sóc người già ngày càng xảy ra phổ biến. Đó là đối với những gia đình có kinh tế, còn với những gia đình không có nhiều kinh tế thì thường bỏ mặc cha mẹ tuổi già với 4 bức tường cô quạnh khi quá bận mải với công việc trong cuộc sống. Lúc này, phận làm con ít quan tâm tới bố mẹ và đôi khi còn nghĩ bố mẹ già là gánh nặng nên dẫn tới cảnh người già neo đơn bị hắt hủi, con cháu bỏ mặc, thậm chí là chửi rủa. Trong hoàn cảnh này người già rất dễ bị trầm cảm hay trở nên khó tinh, khó gần và khó nói chuyện, không làm chủ được những hành vi, lời nói của mình.

Đó là một thực tế mà không phải người già nào cũng có thể chấp nhận, họ luôn “ôn cố tri tân” vào hào quang của mình ngày nào. Họ không hiểu rằng giờ đây mình chỉ là “chuối chín cây”, chiếc lá mùa thu và buộc phải sống dựa vào tình cảm, nuôi dưỡng của gia đình và xã hội. Thậm chí nhiều người già gần như trở thành một gánh nặng cho con cháu với trách nhiệm “ bảo bọc” miễn cưỡng.

Người già luôn khát khao được quan tâm và yêu thương

Người già luôn khát khao được quan tâm và yêu thương

Chính vì vậy, khi hiểu được những thực tế phũ phàng ấy người già mang đầy tâm sự rồi trở nên đau khổ, buồn bực và muốn phản kháng. Từ đó sinh ra những tâm sinh lý bất thường mà chỉ những người lớn tuổi mới có như hay cằn nhằn, than thở, cáu gắt, khó chịu… rất nhiều người già lại trở thành “con nít”: Hay khóc, tự ái, mặc cảm, xa lánh, ganh tỵ…

Làm thế nào để người già “dễ tính” hơn?

Cô đơn chính là “đòn chí tử” của người già, vì thế liều thuốc để người già trở nên “mát tính” hơn xuất phát từ chính người thân trong gia đình.

Tạo môi trường sống thoải mái cho người già

Nếu người cao tuổi được sống trong một môi trường thoải mái, giàu tình yêu thương và vị tha thì tâm lý, tính cách họ cũng sẽ rộng lượng, dễ chịu hơn rất nhiều. Do đó, các thành viên trong gia đình cần ôn hòa, thoải mái, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn thì người già sẽ sống vui khỏe khi con cháu hiếu thảo, luôn luôn lễ phép và tôn trọng ý kiến là lắng nghe những tâm tư và nguyện vọng của họ.

Trẻ hóa bản thân

Con cháu chính là liều thuốc để tuổi già “trẻ hóa bản thân”, tức là người già họ tự có thể chăm sóc bản thân mình, không tạo gánh nặng cho xã hội và được làm theo những gì họ mong muốn. Những người cao tuổi khi về hưu thì chắc hẳn trong họ cũng có rất nhiều kinh nghiệm với vốn kiến thức tích lũy được theo năm tháng. Đó là kho báu quý giá cho lớp trẻ nếu họ biết cách “khai phá” và tận dụng. Hãy để người già đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội để họ không cảm thấy mình vô dụng, không giúp được gì cho con cái. Thêm vào đó, người già nên trẻ hóa bản thân ở cả tâm hồn và hình thể, ví dụ như cách ăn mặc hay chăm sóc cơ thể một cách khoa học thì có thể giúp họ giữ được những nét tươi trẻ, nét độc đáo của tuổi già, có như vậy họ sẽ tự tin hơn trong sinh hoạt và giao tiếp với mọi người. Ngoài ra, lớp trẻ cần thường xuyên nói chuyện, tiếp xúc với người già nhiều hơn thay vì đồng tiền để sử dụng những dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, đồng thời có thể để người già đọc thêm sách báo, quan tâm đến đời sống, nhu cầu và tính cách của lớp trẻ, tránh những mâu thuẫn dễ khiến người già “khó tính”, đây cũng là cách làm cho tâm hồn họ không “già cỗi”.

Sự quan tâm chính là liều thuốc hữu hiệu nhất của người già

Sự quan tâm chính là liều thuốc hữu hiệu nhất của người già

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người già

Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi rất quan trọng, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, sức khỏe và tâm sinh lý của người già. Nên nếu người cao tuổi có thể duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm lượng đường và muối trong bữa ăn, tăng cường ăn nhiều rau tươi, quả chín và các thức ăn giàu chất chống oxy hóa, ăn thêm đậu, lạc,…đặc biệt là tăng cường vận động thì nội tiết người già không bị xáo trộn, thay đổi, từ đó làm cho họ trầm tính và ôn hòa hơn.

Sự quan tâm chính là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp người già không cảm thấy mình bị cô độc, bị ruồng bỏ nên phận làm con nên quan tâm và chăm sóc bố mẹ nhiều hơn. Đừng để khi trên áo đã cài bông hồng trắng mới tiếc thương cha mẹ, mới quan tâm thì khi đó đã quá muộn, không ai có thể quay ngược thời gian để sống lại những ngày quý giá xưa kia.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *