Vào mùa đông người cao tuổi dễ mắc bệnh gì ? Cách phòng bệnh

Mùa đông thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm dần tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây ra nhiều bệnh lý ở người cao tuổi. Vậy vào mùa đông người già dễ mắc bệnh gì ? và phòng tránh bệnh ra sao cùng tìm hiểu trong bài viết dưới dây.

Các bệnh người cao tuổi dễ mắc vào mùa đông

Thực tế vào mùa đông tỷ lệ người có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn là trẻ em và người già. Do đó việc phòng tránh bệnh ở 2 đối tượng này rất quan trọng.

Bởi ở người cao tuổi hệ miễn dịch kém suy giảm nên rất nhạy cảm với virus, vi khuẩn thêm vào đó không khí lạnh tác động không tốt tới hệ hô hấp, phổi từ đó các bệnh mãn tính ở người già tái phát. Nhiệt độ môi trường ẩm thấp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, viêm phổi dễ tấn công sức khỏe người già.

Theo bác sỹ, giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi trời lạnh, người cao tuổi thường mắc bệnh các bệnh về đường hô hấp nhiều hơn cả: Viêm họng hạt, viêm họng cấp, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi,… Hầu hết các bệnh này đều do nhiệt độ môi trường thay đổi, xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn chuyển mùa.

Người già có hệ miễn dịch kém nên thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn người trẻ tuổi. Chính vì thế việc thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của người già trong mùa đông rất quan trọng.

Ngoài bùng phát các bệnh mãn tính trong mùa đông, người già dễ tái phát các biến chứng của các bệnh tiểu đường, huyết áp, rối loạn nội tiết,… Vậy để giữ cho người già một sức khỏe tốt nhất người chăm sóc cần phải chủ động phòng tránh bệnh cho người già khi mùa đông về.

Cách phòng bệnh cho người già khi vào đông

Giữ ấm cơ thể là cách phòng bệnh cho người già

Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài bằng áo len, dạ, áo khoác, khăn quàng cổ, mũ len, đi tất dày. Mặc đủ ấm giúp cơ thể tránh được sự mất nhiệt khi trời lạnh. Có thể dùng khăn len che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh và khô dễ bị viêm mũi họng, thậm chí viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi mạn tính… Mặc ấm càng cần thiết đối với một số người bị chứng dị ứng do lạnh: mẩn ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen.

Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Cửa ra vào, cửa sổ nên có rèm hoặc kính che bớt gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều. Mùa lạnh nếu có thể, nên lắp lò sưởi hoặc sử dụng bóng điện đỏ cho ấm. Chú ý không đưa bếp than tổ ong hoặc than củi vào sưởi rồi đóng kín cửa sẽ gây ngộ độc khí CO, một loại khí độc gây tử vong cao.

Ăn uống đủ chất

Ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calorie nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường. Các chuyên gia dinh dưỡng người cao tuổi khuyến cáo, nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm… Chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên dồn ép vào 1-2 bữa trong ngày sẽ làm cơ thể người già khó hấp thu. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calori và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả.

Luyện tập thể dục

Tập luyện đều đặn giúp cho cơ thể giữ được khối lượng cơ, cơ không bị teo, nhão; giúp cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái; củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp; giảm đường huyết; giảm mỡ máu; ăn uống chóng tiêu và giúp cho cơ thể tăng khả năng chịu lạnh. Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp, thậm chí có thể tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Khi tập thể dục, những bài vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, đi bộ, chạy, chơi cầu lông…nên mặc áo khoác, khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bỏ áo ngoài và tập luyện. Người già nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *