Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh lao ở người cao tuổi

Bệnh lao không từ một ai, nhưng tỉ lệ người cao tuổi (NCT) mắc lao thường cao hơn do phòng ngừa bệnh lao không đúng và thường kèm theo một số bệnh mạn tính.

Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh lao ở người cao tuổi

Hiện nay, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, mỗi giây có thêm một người nhiễm lao mới và mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và giảng viên Cao đẳng Dược Tp HCM, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2009 số bệnh nhân lao thu nhận là 1.387 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 137/100.000 dân số, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh lao là 5,3 %.

Nguyên nhân của bệnh lao

Nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể, nhưng thông thường nhất là ở phổi (gọi là lao phổi). Vi khuẩn lao trú ngụ trong cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi đó, vi khuẩn lao sẽ theo không khí vào tận phế nang rồi sinh sôi nảy nở và gây thương tổn ở đây. Những người đứng gần sẽ hít phải vi khuẩn lao và vô tình mang phải mầm bệnh (nhiễm lao).

Đa số người cao tuổi bị nhiễm lao hoàn toàn không có biểu hiện gì, tuy nhiên vi khuẩn lao có thể sống tiềm ẩn đợi đến lúc sức đề kháng của cơ thể suy yếu mới phát triển và gây bệnh.

Các triệu chứng của bệnh lao

Bệnh lao ở người cao tuổi có rất nhiều biểu hiện có thể dễ nhận biết thông qua một số triệu chứng như:

  • Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài tia máu).
  • Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
  • Ho ra máu.
  • Có những cơn lạnh run.
  • Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.
  • Giảm cân, ăn không ngon, làm thay đổi chế độ dinh dưỡng người cao tuổi dẫn đến tình trạng mỏi mệt toàn thân, sụt cân trong những tháng đầu.

Do tính đa dạng này mà bệnh dễ bị bỏ qua hay lầm tưởng với bệnh phổi khác. Vì thế khi có những triệu chứng trên, nhất là ho kéo dài trên 3 tuần, người bệnh nên đi khám ngay. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tổn thương phổi còn nhỏ, số lượng vi khuẩn lao ít thì khả năng chữa lành bệnh càng cao, trên 95% và không để lại di chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này. Thử đờm là cách tốt nhất để xác định bệnh lao phổi. Khi cần bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang phổi.

Các triệu chứng của bệnh lao

Cách phòng chống bệnh lao ở người già

Những gia đình có người đang điều trị lao cần quan tâm đến một số vấn đề về phương pháp điều trị và cách phòng tránh để không lây nhiễm cho những thành viên khác.

Môi trường sống ấm áp: Đối với người cao tuổi, phổi trở nên suy yếu vì lão hóa, vì vậy chỉ cần trải qua một đợt lạnh giá, hay ra những nơi có gió nhiều khi cơ thể đổ mồ hôi cũng làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi dẫn đến bệnh lao phổi. Để phòng chống bệnh lao phổi, người già cần duy trì nhiệt độ môi trường sống hợp lý, ấm áp. Cần để ý tình hình sức khỏe người cao tuổi trước khi đi vào những chỗ có nhiệt độ thấp như phòng máy lạnh…Ngoài ra, khói bụi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi. Người cao tuổi phổi suy yếu, vách phế nang và mao mạch thường bị teo, mô tạo keo cũng lão hóa, chất keo kết dính khói bụi ở lông để bảo vệ phổi cũng ít đi. Vì vậy, việc để khói bụi xâm nhập hệ hô hấp khiến người cao tuổi dễ bị các vi khuẩn độc hại tấn công, trong số đó có vi khuẩn lao.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng: Người cao tuổi nên lưu ý đến việc chăm sóc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng chống bệnh lao phổi một cách tốt nhất. Sau khi ăn và trước khi đi ngủ cần phải đánh răng để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ các loại vi khuẩn lao có cơ hội đi xuống khoang miệng.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục là bí quyết chăm sóc sức khỏe được nhiều người áp dụng, đặc biệt trong việc phòng tránh bệnh lao. Lựa chọn những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng và không mất nhiều sức lực. Thở bụng là một bài tập thể dục hay và có hiệu quả rất tốt để phòng chống bệnh lao ở người cao tuổi, phương pháp thở bụng giúp tăng cường khí lưu thông cho phổi, làm giảm nguy cơ mắc các tác nhân gây hại như vi khuẩn lao phổi, viêm phổi.

Cách phòng chống bệnh lao ở người già

Với các cách phòng chống bệnh lao được nêu ở trên, sẽ không cần phải lo lắng trong việc phòng tránh và chữa trị bệnh lao nếu như bản thân mỗi người chủ động trong mọi trường hợp. Đó chính là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người thân trong gia đình khỏi căn bệnh quái ác này.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *