Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của Parkinson

Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiếm soát cơ thể bệnh nhân. Bệnh đa phần chỉ xảy ra chủ yếu sau 60 tuổi, do sự giảm lượng dopamin ở người cao tuổi.

Triệu chứng của bệnh Parkinson

Triệu chứng của bệnh Parkinson

Triệu chứng của bệnh Parkinson

Triệu chứng về vận động

Run khi nghỉ: Dấu hiệu này biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có đặc điểm đều đặn, bốn chu kỳ/giây. Run thường xuất hiện ở các ngón tay. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

Di chuyển chậm chạp. Tốc độ thực hiện các động tác chậm và giảm biên độ của các động tác làm động tác trở nên nghèo nàn. Những cử động như viết, cài nút áo, hoặc thắt dây giày trở nên khó khăn với người bệnh. Các bước đi cũng trở nên chậm chạp, loạng choạng.

Cứng cơ ở chân tay: Parkinson được xem là một trong những bệnh người cao tuổi thường gặp và khi mắc bệnh này người bệnh sẽ cảm thấy thấy cứng cơ ở chân tay. Khi vận động thụ động, dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: khi làm động tác duỗi cảm thấy xảy ra từng nấc chứ không liên tục.

Khó giữ được thăng bằng: Khi bị Parkinson, cơ thể người bệnh bị mất thăng bằng. Nếu loạng choạng ngã, người bệnh cũng cảm thấy khó khăn khi muốn lấy lại thăng bằng.

Triệu chứng về thần kinh

Gây ra một số rối loạn trung khu thần kinh, có thể từ nhẹ tới nặng: nhận thức, tâm trạng và các vấn đề hành vi.

Các triệu chứng khác

Buồn ngủ ban ngày, rối loạn trong giấc ngủ REM hoặc mất ngủ.

Rối loạn trong hệ thống thần kinh tự trị có thể dẫn tới như hạ huyết áp, viêm da tiết bã, đổ mồ hôi quá nhiều, tiểu không tự chủ, thay đổi chức năng tình dục thay đổi, táo bón.

Biến chứng của bệnh Parkinson

Biến chứng của bệnh Parkinson

Biến chứng và dự phòng biến chứng Parkinson

Biến chứng của bệnh

  • Trầm cảm: Người bệnh thường buồn bã, lo lắng bệnh tiến triển nặng và dần xa lánh người thân.
  • Khó nhai nuốt: Bệnh nhân khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên bị mất ngủ và dậy sớm
  • Táo bón: Do việc nhai nuốt chậm nên dẫn tới việc tiêu hóa kém, dẫn tới tình trạng táo bón.
  • Thay đổi huyết áp: tâm lý ảnh hưởng và việc ăn uống không đầy đủ nên huyết áp bệnh nhân của thay đổi thất thường.
  • Bàng quang bị ảnh hưởng: Khó khăn trong việc cử động làm cho bệnh nhân không thể đi tiểu cũng như kiểm soát nước tiểu.

Dự phòng biến chứng

Nên thay đổi chế độ ăn uống: ăn nhiều rau quả tươi, nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón.

Thay đổi tư thế từ từ, đặc biệt là khi đang nằm hoặc ngồi chuyển sang tư thế đứng, hoặc xoay người. Nên tìm điểm vịn tay khi ngồi dậy như bám vào thành giường, thành ghế hoặc tay vịn cầu thang… để tránh tụt huyết áp đột ngột.

Tập vật lý trị liệu để giảm tính co cứng, tập luyện các cử động nhịp nhàng để duy trì sự hoạt động thể chất tạo ảnh hưởng tốt đối với tâm lý người bệnh, tránh căng thẳng dẫn tới mất ngủ.

Ăn chậm, luôn luôn ăn miếng nhỏ và nhai thật kỹ rồi mới nuốt.

Kê cao đầu khi ngủ để tránh bị nghẹn.

Tăng cường giao tiếp, tự tạo niềm vui trong công việc.

Đọc sách, xem phim hài, nghe nhạc, trồng cây sẽ giúp cải thiện tình trạng trầm cảm của người bệnh.

Bệnh Parkinson hiện chưa có cách chữa khỏi, vì vậy, mọi người cần chủ động phòng bệnh bằng cách thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *