Tìm hiểu về kiến thức về siêu âm trong thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mang thai hiện nay đều có lịch khám kèm theo siêu âm thai. Vậy siêu âm là gì, tại sao phải siêu âm và siêu âm có ảnh hưởng tới em bé hay không?

 

Tìm hiểu về kiến thức về siêu âm trong thai kỳ

Tìm hiểu về kiến thức về siêu âm trong thai kỳ

Siêu âm là một thiết bị (hay dễ hiểu hơn là cái máy) có thể ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể của bạn. Đối với siêu âm thai, bác sĩ siêu âm có thể quan sát thấy: bao nhiêu bé trong tử cung, kích cỡ bé như thế nào, tim bé đập như thế nào, nhanh hay chậm (tính trên một phút), các cơ quan trên cơ thể bé có bình thường không, có thể tính tương đối chính xác ngày dự sanh nếu siêu âm sớm.

Tại sao khi có thai phải siêu âm?

Theo nhiều chia sẻ trên các trang bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, siêu âm là những sóng âm tần số cao mà tai mình không nghe được. Sóng âm (tức là âm thanh – nên bé không bị chói mắt, không bị đau khi làm siêu âm). Sóng âm này được phát từ một thiết bị gọi là “đầu dò”, truyền sóng âm qua da, đi qua thành bụng để ghi nhận hình ảnh bên trong bằng cách dội lại.

Tại vì siêu âm giúp các mẹ biết em bé của mình đang phát triển như thế nào: có mấy thai, bé có phát triển đúng tuổi thai hay không (có nhỏ quá hay to quá so với tuổi thai không) để tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một điều quan trọng nữa là bác sĩ sẽ kiểm tra có bất thường hay dị dạng ở mặy mũi tay chân, hay tim gan phổi hay bộ phận sinh dục hay không, bánh nhau có ở vị trí bình thường không… Để tư vấn cho ba mẹ và gia đình các vấn đề liên quan.

Nếu siêu âm bụng, bác sĩ sẽ dặn bạn nhịn tiểu, tuy nhiên cái này không cần thiết tuyệt đối. Vì phụ nữ mang thai bàng quan bị chèn ép thường tiểu nhiều lần, nên nếu có lỡ đi tiểu trước khi siêu âm cũng không sao. Trong một số trường hợp đặc biệt cần siêu âm đường âm đạo, bạn cần đi tiểu trước đó thì siêu âm sẽ dễ dàng hơn, chính xác hơn và bạn cũng dễ chịu hơn.

Siêu âm nhiều lần trong thai kỳ có gây hại gì không?

Theo nhiều chia sẻ trên các trang tin tức sức khỏe khác, cho đến nay siêu âm được ứng dụng hơn 30 năm nhưng chưa có dữ liệu nào cho thấy gây hại đến thai. Tuy nhiên chưa có không cùng nghĩa với không có, do đó, chỉ cần thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ khám thai. Không nên siêu âm tự ý và bừa bãi chỉ để khảo sát giới tính, theo dõi em bé lên cân hay không vì không thấy mẹ lên cân, hay thậm chí chỉ để ngắm em bé cho vui thì không nên lạm dụng siêu âm.

Siêu âm nhiều lần trong thai kỳ có gây hại gì không?

Siêu âm nhiều lần trong thai kỳ có gây hại gì không?

Các mốc siêu âm cần nhớ:

  • Khi trễ kinh khoảng 2 tuần: để xác định có thai hay không, thai có trong lòng tử cung hay không.
  • Khi thai độ khoảng 12 tuần: giai đoạn này có một loại siêu âm quan trọng là đo khoảng sáng sau gáy. Độ dày này cùng với xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá nguy cơ bất thường một số nhiễm sắc thể của bé nếu có.
  • Khi thai khoảng 21-23 tuần: siêu âm cực kỳ quan trọng là siêu âm hình thái học, khảo sát toàn diện nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh của bé.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: tuỳ tình trạng thai mà bác sĩ của bạn sẽ chỉ định siêu âm, chủ yếu đánh giá bé có phát triển đúng tuổi thai hay không, hoặc phát hiện những dị tật biểu hiện muộn.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *