Lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra ở tất cả các cơ quan trong cơ thể và những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tim mạch ở người già.
- Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống và những điều cần biết
- Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà hiệu quả
- Cảnh báo 5 dấu hiệu và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu về bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Tại sao người già hay mắc bệnh tim mạch?
Mạch máu của người trẻ bình thường mềm mại, có tính đàn hồi và co giãn, nhờ vậy khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng. Ở người cao tuổi, mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi. Tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn.
Ngoài ra, theo giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn, ở người cao tuổi, tình trạng xơ vữa động mạch làm cấu trúc mạch máu bị biến đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại. Đầu tiên, những thay đổi này sẽ gây bệnh tăng huyết áp. Người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch.
Tại sao người già hay mắc bệnh tim mạch?
Các bệnh lý tim mạch thường gặp
Bệnh tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch rất thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do động mạch bị lão hóa, xơ cứng, giảm đàn hồi sẽ làm tăng kháng lực của thành mạch, làm tim dày lên, tim càng dày thì càng cần nhiều máu đến nuôi tim. Trong khi các mạch máu bị hẹp do xơ vữa dễ gây ra thiếu máu cơ tim, thậm chí gây nhồi máu cơ tim. Do đó, huyết áp tăng càng cao, không được kiểm soát thì nguy cơ đột quỵ do nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi càng cao.
Bên cạnh đó, tuy không phải là bệnh người cao tuổi thường gặp nhưng rất nguy hiểm ở người cao tuổi là bệnh mạch vành. Khi thành mạch bị xơ vữa một thời gian dài và có các bệnh kết hợp, như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… sẽ gây tổn thương mạch vành, hình thành huyết khối gây tắc nghẽn một hoặc nhiều mạch máu. Từ đó dẫn đến bệnh lý đau thắt ngực, hội chứng động mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim…
Một số người bị tắc nghẽn cả 3 nhánh động mạch chủ, trong đó có những nhánh chính lên nuôi tim, dẫn đến nguy cơ đột tử rất cao nếu không được can thiệp tim mạch để thông mạch máu kịp thời. Chi phí đặt stent can thiệp tim mạch khá đắt, từ 30-40 triệu đồng/stent.
Ngoài ra, bệnh lý chậm rối loạn nhịp tim cũng rất thường gặp ở nhiều người cao tuổi. Nguyên nhân do bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim. Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân luôn chóng mặt, xây xẩm do nhịp tim chậm khiến máu bơm lên não không đủ. Nếu nặng, bệnh nhân hay ngất đột ngột. Do đó, bệnh nhân cần được can thiệp kịp thời bằng đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn để giữ ổn định nhịp tim với chi phí từ 60-100 triệu đồng/máy.
Phòng bệnh khi còn trẻ tuổi
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, tốt nhất nên phòng bệnh ngay khi còn trẻ tuổi bằng cách tập thể dục, chơi thể thao đều đặn mỗi ngày với những môn có lợi cho sức khỏe, nhất là tốt cho tim mạch, như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga… Mỗi lần luyện tập từ 30-45 phút, ít nhất 5 ngày/tuần. Các môn thể thao này giúp làm tăng nhịp tim, tăng mức tiêu thụ oxy được xem là hữu ích cho sức khỏe tim mạch. Riêng đối với người bị bệnh tim cần được tư vấn bác sĩ về chế độ tập luyện, tuy nhiên nên chọn những môn thể dục nhẹ nhàng, tránh gắng sức, hạn chế tập khi thời tiết thay đổi thất thường… Trong số đó, đi bộ được xem là môn thể thao thích hợp nhất cho những người bị bệnh tim.
Phòng bệnh khi còn trẻ tuổi
Phòng ngừa bệnh tim mạch cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng người cao tuổi lành mạnh, hạn chế chất béo và chất ngọt, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia… để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế lượng muối ăn, nhất là hạn chế các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối. Trong chế độ dinh dưỡng phải hợp lý, tăng cường ăn rau, củ, quả, chất xơ, chất chống oxy hóa…
Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, người trẻ cần đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh tim mạch 1-2 lần/năm. Riêng đối với người lớn tuổi, có các bệnh lý kèm theo như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, đau thắt ngực, khó thở… nên đi khám từ 3-6 tháng/lần để kịp thời phát hiện sớm bệnh để theo dõi, điều trị kịp thời, hạn chế bệnh tiến triển, tránh biến chứng nặng.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn