Đối với người cao tuổi, đau xương khớp không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mà còn đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
- Sử dụng thực phẩm chức năng cho người già có lợi hay có hại?
- Bệnh mạch vành ở người cao tuổi và những lưu ý trong điều trị
- Bệnh trĩ ở người cao tuổi: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Tìm hiểu về bệnh đau xương khớp ở người cao tuổi
Triệu chứng của đau xương khớp
Tỷ lệ đau nhức xương khớp ở người cao tuổi lên đến 60%. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau nhức toàn thân, đau cột sống thắt lưng, đau các khớp hay cử động hoặc đau nhức dây chằng và cơ bắp… Tình trạng này thường kéo dài, đôi khi đi kèm với sưng tấy, tê mỏi, nóng rát ở các khớp ngoại biên hoặc mất cảm giác ở chân, tay và gây khó khăn khi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Khi chúng ta có tuổi, chức năng tạo sụn và chất nhờn của các khớp sẽ bị suy yếu dần. Khi lớp sụn đệm tại các khớp bị bào mòn, các đầu xương sẽ ma sát va chạm trực tiếp với nhau, gây đau nhức khi vận động. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về khớp mãn tính như: thoái hóa sụn khớp, cột sống, viêm khớp…
Bên cạnh đó, bệnh gút mãn tính, paget xương hoặc loãng xương cũng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau xương khớp. Đặc biệt ở người cao tuổi bị thừa cân, do các khớp đã bị thoái hóa một phần, lại phải chịu trọng lực lớn của cơ thể nên càng dễ bị nhức mỏi.
Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, nằm ngủ sai tư thế, lao động nặng, vận động quá sức hoặc thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây đau nhức xương khớp. Vào mùa lạnh, các gân cơ thường bị co rút, dịch khớp cũng cô đặc lại khiến việc cử động của người bệnh càng trở nên khó khăn và ê ẩm hơn.
Khi bị đau xương khớp, người cao tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải thường xuyên nhờ tới sự hỗ trợ của người khác. Dần dần, họ sẽ nảy sinh tâm lý buồn phiền, ngại vận động, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Nếu kéo dài, đau xương khớp sẽ ngày một nặng hơn và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, loãng xương, thoái hóa xương, thậm chí ung thư xương. Đồng thời, việc ít vận động còn tăng nguy cơ mắc các bệnh: mỡ trong máu, tiểu đường, sa dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
Chăm sóc và phòng ngừa đau xương khớp ở người cao tuổi
Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng đau nhức xương khớp, người cao tuổi cần thường xuyên tập luyện và vận động vừa sức để duy trì các chức năng của xương khớp.
Uống đủ nước và bổ sung Omega–3 cho cơ thể sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp. Những thực phẩm chứa nhiều chất này chính là: rau củ có màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn), ngũ cốc (hạt bí ngô, hạt lanh), cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ. Ngoài ra, việc tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi… sẽ cung cấp thêm men kháng viêm cho cơ thể.
Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh cũng rất quan trọng. Việc khám sức khỏe xương khớp định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh về xương khớp và tìm ra hướng điều trị thích hợp.
Khi bị đau nhức xương khớp, bác sĩ Thiên Khanh còn khuyên người bệnh sử dụng các sản phẩm gel bôi hỗ trợ từ những công ty uy tín, kết hợp xoa bóp kỹ để giúp xoa dịu và làm giảm cơn đau.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn