Tiền đái tháo đường và những điều cần biết

Trước khi mắc tiểu đường thì hầu hết người bệnh đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường nhưng thường bị bỏ qua do không hề biết. Vậy dấu hiệu cảnh báo tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường và những điều cần biết

Tiền đái tháo đường và những điều cần biết

Giai đoạn tiền đái tháo đường có dấu hiệu gì?

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết giai đoạn tiền tiểu đường như sau:

  • Tăng cảm giác khát

Khi có cảm giác khát nước nhiều hơn bình thường, bạn cần cảnh giác vì đó là một trong những triệu chứng của tiền tiểu đường.

  • Tiểu tiện thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên có thể là do nhiều vấn đề sức khỏe gồm vấn đề về thận. Nhưng nếu bạn hay đi tiểu và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.

  • Nhìn mờ
  • Viêm lợi

Viêm lợi là một dạng nhiễm trùng thường xuyên diễn ra trong giai đoạn tiền tiểu đường.

  • Mảng da tối màu

Những người bị tiền tiểu đường thường có nguy cơ bị các rối loạn da. Cơ thể có thể bắt đầu xuất hiện những mảng da tối màu trên một số khu vực của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối.

  • Giảm cân

Nguyên do lượng glucose sẵn có trong máu không thể được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng, chất béo được tích trữ sẽ được cơ thể sử dụng. Việc này sẽ gây giảm cân đột ngột và dễ nhận thấy. Giảm cân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tiền tiểu đường.

  • Vết cắt khó lành

Khi lượng máu lưu thông tới các chi ít hơn và hệ miễn dịch bị tổn thương trong giai đoạn tiền tiểu đường thì tình trạng chậm liền vết thương sẽ diễn ra.

  • Mệt mỏi

Theo nhiều thông tin trên trang tin bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, bất cứ ai trong giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có sự lưu thông glucose trong cơ thể. Nhưng do sức đề kháng insulin, cơ thể sẽ không có khả năng chuyển đổi glucose thành năng lượng. Điều này gây mệt mỏi và là một trong những triệu chứng chính của tiền tiểu đường.

Yếu tố tăng nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiền tiểu đường tương tự như của bệnh tiểu đường tuýp 2, bao gồm:

  • Thừa cân là nguy cơ chính đối với bệnh tiền tiểu đường. Bạn càng có nhiều mô mỡ (đặc biệt bên trong và giữa các cơ bắp và da xung quanh vùng bụng) thì các tế bào càng trở nên kháng insulin hơn.
  • Kích thước vòng eo: Nguy cơ bị bệnh sẽ tăng lên đối với nam giới có vòng eo lớn hơn 40 inch (102 cm) và phụ nữ có vòng eo lớn hơn 35 inch (89 cm).
  • Lối sống ít vận động. Bạn càng ít hoạt động, nguy cơ bị tiền tiểu đường sẽ càng cao.
  • Tuổi tác: Mặc dù bệnh tiểu đường có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thì nguy cơ tiền tiểu đường tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt là sau tuổi 45.
  • Tiền sử gia đình. Nguy cơ tiền tiểu đường sẽ tăng lên nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này của bạn sẽ tăng lên.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. Đối với phụ nữ, nếu mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (một tình trạng thường gặp đặc trưng bởi chu kỳ kinh nguyệt không đều, rậm lông và béo phì) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biện pháp khắc phục bệnh đái tháo đường hiệu quả

Biện pháp khắc phục chủ yếu khi phát hiện mắc tiền đái tháo đường là việc thay đổi lối sống bao gồm việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động thể lực có thể ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2.

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh ngọt, kẹo mứt, ăn nhiều cơm…, không bỏ bữa sáng.
  • Chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe: gạo không chà trắng, ngũ cốc còn nguyên, ăn nhiều các loại thực phẩm có nhiều chất xơ để chậm hấp thu đường vào máu sau ăn và giảm hấp thu cholesterol vào máu (bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi), dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.
  • Thực đơn nên có cá tối thiểu 2 lần / tuần, nên dùng thêm đạm thực vật (các loại đậu, ngũ cốc) thay 1 phần thịt.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều béo bão hòa và cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch có trong mỡ động vật, lòng, phủ tạng, dầu cọ, dầu dừa (trừ mỡ cá), các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, snack…
  • Hạn chế ăn mặn
  • Bỏ hút thuốc.
  • Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống tập luyện để phòng ngừa bệnh còn phải có chế độ theo dõi định kỳ và tầm soát để phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *