Tại sao cần bổ sung kẽm?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tham gia cả vào quá trình phát triển chiều cao, cân nặng và sự phát triển của hệ thần kinh và miễn dịch.

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một nguyên tố quan trọng, tham gia vào cấu trúc của tế bào, tham gia hầu hết các quá trình sinh học của cơ thể, có tác dụng hoạt hoá nhiều enzyme, tác động lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein, tham gia vào các cấu trúc thần kinh và hệ miễn dịch. Do đó nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ có nhiều biểu hiện rối loạn khác nhau.

Kẽm tham gia vào các cấu trúc thần kinh, đặc biệt là vùng vỏ não, vùng dưới đồi thiếu kẽm dẫn đến các rối loạn thần kinh và có thể dẫn đến tâm thần phân liệt. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình vận chuyển canxi và các chất trung gian thuộc hệ adrenergic nên thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính hoặc tính tính cáu gắt. Những bà mẹ mang thai mà bị thiếu kẽm thì có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần những bà mẹ khác. Trẻ khi sinh bị thiếu kẽm sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao, chậm dậy thì và giảm chức năng của hệ sinh dục. Nên nếu bổ sung đủ kẽm thì có thể thúc đẩy sự phát triển chiều cao và giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Kẽm giúp nâng cao khả năng miễn dịch thông qua cơ chế kích thích các đại thực bào, các tế bào lympho T, chống lại các bệnh lý nhiễm khuẩn. Trẻ bị thiếu kẽm sức đề kháng bị suy giảm, cùng với đó, thiếu kẽm làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hoá các nguyên tố khác, kéo theo sự thiếu hụt của các nguyên tố khác, gây ra các rối loạn khác của cơ thể và hình thành vòng xoắn bệnh lý. Thiếu kẽm, tóc, móng, da cũng bị thiếu nuôi dưỡng, tóc và móng trở nên khô, yếu và dễ gãy, da bị khô xạm, vị giác bị rối loạn gây ra tình trạng chán ăn. Thông tin này cũng được đăng tải trên trang tin tức sức khỏe mới nhất và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.

Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu kẽm

Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu kẽm

Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu kẽm

Phần lớn kẽm có nguồn gốc từ thịt nên những người ăn chay trường thường hay bị thiếu kẽm. Người mắc các bệnh lý của hệ tiêu hoá cũng bị suy giảm khả năng hấp thu và giữ kẽm. Người nghiện rượu cũng có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn bình thường do những người uống rượu bia nhiều cũng tăng nguy cơ tổn thương hệ tiêu hoá nên giảm khả năng hấp thu kẽm.

Đàn ông ở tuổi trưởng thành cũng rất cần cung cấp thêm kẽm do kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch, khi xuất tinh, kẽm cũng bị mất đi nên nếu không bù lại lượng kẽm thì đàn ông sẽ bị giảm khả năng tinh dục, có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là đối tượng cần bổ sung thêm kẽm vì khi này nhu cầu của cơ thể tăng cao, nếu ăn chế độ ăn như bình thường thì sẽ không đáp ứng đủ lượng kẽm cho cả mẹ và con.

Một số lưu ý

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và ít trong thực vật, kẽm trong thực vật cũng khó hấp thu nhưng vẫn cần có sự cân đối khi sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

Một số loại thức ăn có chứa nhiều kẽm có thể kể đến như sò, hàu, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng, tôm, cá, cua, hạt bí ngô, hạt bí, cacao…muốn khắc phục tình trạng thiếu kẽm thì trước hết cần khắc phục các nguyên nhân gây ra thiếu kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng nhưng không nên lạm dụng vì thừa kẽm cũng gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *