Bệnh mất ngủ là một trong những căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, chúng đang hoành hành và gây ra nhiều nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Tác hại của bệnh mất ngủ với người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, việc ăn uống và tập luyện đã quan trọng nhưng giấc ngủ còn quan trọng, quyết định phần trăm rất lớn ở sức khỏe của người cao tuổi. Giấc ngủ chi phối trực tiếp tới sức khỏe cũng như tâm lý của lứa tuổi. Chính vì vậy, khi người già mắc bệnh mất ngủ thì chúng ta cần tìm ra nguyên nhân để sớm có biện pháp chữa trị kịp thời. Ở các chuyên mục trước, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có đề cập tới các nguyên nhân và triệu chứng bệnh mất ngủ ở người già, hôm nay các chuyên gia sẽ tiếp tục giới thiệu về tác hại của căn bệnh này để bệnh nhân và người thân có thể biết được giá trị của giấc ngủ đối với sức khỏe tuổi già.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe người già
Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ của con người sau một ngày làm việc căng thẳng thì chúng cần được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi mới có thể tiếp tục nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Khi bị mất ngủ trong một thời gian dài thì con người có thể mắc các vấn đề rắc rối liên quan đến hệ thần kinh, đầu óc dễ bị căng thẳng, khó tập trung công việc. Do đó, các cơ quan trong cơ thể của người già khi đã hoạt động lâu năm thì não bộ càng khó phục hồi, từ đó rất dễ mắc bệnh mất ngủ, ngủ không ngon và giấc ngủ không được sâu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể đối diện với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ cao hơn những người bình thường đến 50%. Chính vì vậy. giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe người cao tuổi, nếu duy trì một chế độ ăn uống, tập luyện và có giấc ngủ ngon hàng ngày thì người già sẽ nâng cao được tuổi thọ và không bị lão hóa. Đây là những bí quyết sống khỏe, sống thọ của người Nhật được nhiều người áp dụng.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe người già
Mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe người già như thế nào?
Mất ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của tất cả con người. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc căn bệnh này là những người đã bắt đầu có sự lão hóa, các cơ quan hoạt động không ổn định, là những người già có tiền sử mắc các bệnh về thần kinh,…Vậy bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và sức khỏe, bạn có thể lắng nghe các chuyên gia tư vấn giới thiệu dưới đây
Bệnh mất ngủ làm đảo lộn cuộc sống, khiến cho người cao tuổi luôn cảm thấy bồn chồn và lo lắng, đồng thời, khi người già mắc bệnh mất ngủ rất hay nghĩ ngợi linh tinh về những vấn đề tiêu cực dẫn tới tình trạng khó ngủ. Lâu dần trở thành thói quen xấu làm mất ngủ và rất dễ khiến người cao tuổi bị mắc bệnh trầm cảm. Với những phụ nữ, khi bị bệnh mất ngủ sẽ gây ra tình trạng lão hóa nhanh, da dẻ nhăn nheo, thâm sạm, xuất hiện nhiều nốt đồi mồi và xấu đi rất nhanh. Không những vậy mà vấn đề sinh lí vợ chồng cũng bị ảnh hưởng rất lớn, dễ dấn đến hiện tượng lãnh cảm. Với những người cao tuổi là nam giới thì bệnh mất ngủ còn ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, dẫn tới tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Ngoài ra, tác hại của bệnh mất ngủ còn có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của con người.
Mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe người già như thế nào?
Vậy người già cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Bệnh mất ngủ là căn bệnh người cao tuổi đang để lại nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, vì vậy người già cần có một chế độ nghỉ ngơi và có một giấc ngủ đủ sâu và ngon để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Theo nghiên cứu, phụ nữ cần ngủ khoảng 7 giờ/đêm, trong khi đó nam giới cần khoảng 7,5 giờ/đêm. Trẻ em và người trẻ tuổi cần được ngủ nhiều hơn người lớn, còn người già thì ngủ ít hơn. Ở người cao tuổi nồng độ melatonin giảm xuống, khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng, do đó người già dễ bị mất ngủ hơn. Còn với người bình thường, lượng melatonin thường cao hơn vào ban đêm và vào mùa đông, đó cũng là lý do vì sao giấc ngủ của một người vào mùa đông thường kéo dài hơn so với mùa hè. Chính vì vậy, người cao tuổi nên ngủ từ 6 – 7 tiếng một ngày để bảo đảm sưc khỏe và cơ thể hoạt động tốt nhất.
Hi vọng những chia sẻ về tác hại của bệnh mất ngủ sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho người già, để từ đó người thân và chính bản thân người cao tuổi sẽ có biện pháp phòng tránh căn bệnh này.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn