Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già hay không?

Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có khả năng gây đột quỵ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Rối loạn nhịp tim là bệnh biểu hiện của bệnh tim mạch

Rối loạn nhịp tim là bệnh biểu hiện của bệnh tim mạch

Nguyên nhân nào gây rối loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong các biểu hiện bệnh tim mạch. Ban đầu khi xuất hiện, bệnh gây ra khó chịu nhẹ nhưng nếu để lâu bệnh dễ chuyển biến và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Hiện trên thế giới khá có nhiều người mắc chứng rối loạn nhịp tim, bệnh có thể xuất hiện ở cả người trẻ lần người già, nhưng có tần xuất xuất hiện nhiều ở người cao tuổi hơn. Đã có rất nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân mắc bệnh là gì. Khi bị stress, thiếu ngủ, sử dụng các chất kích thích cà phê, trà, thức uống có gas, thuốc lá, sôcôla, rượu, một số loại thuốc chữa bệnh, tình trạng rối loạn chất muối và điện giải trong máu, bệnh lý người cao tuổi thực tổn hệ tim mạch (bệnh van tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim…) đều có thể gây ra loạn nhịp.

Khi bị rối loạn nhịp tim khá khó để phát hiện, vì bệnh không có biểu hiện ra bên ngoài, trừ khi bệnh ở giai đoạn phát triển nặng có biểu hiện rõ ràng. Một số dấu hiệu phổ biến được thống kê từ các bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim gồm: biểu hiện rung cảm với tiếng nhịp tim đập nhanh, khó thở, đau tức lồng ngực, nặng hơn là chóng mặt và ngất xỉu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhịp tim

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm hay không?

Câu trả lời chính xác nhất là rối loạn nhịp tim có thể gây nguy hiểm ít, cực kỳ nguy hiểm hoặc không gây nguy hiểm gì tùy theo tình trạng mắc bệnh cũng như sức khỏe người bệnh ở thời điểm hiện tại. Vì thế các bác sĩ thường khuyên khi có dấu hiệu gì về hệ tim mạch cần đi kiểm tra ngay, đối với người già cần phải thăm khám sức khỏe người cao tuổi định kỳ. Một số ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm mà rối loạn nhịp tim gây ra cụ thể như sau:

Rối loạn nhịp tim nhanh là nguyên nhân gây nên và tăng sự trầm trọng các loại bệnh kinh niên (van tim, tăng huyết áp, suy động mạch vành, đái tháo đường). Trong các trường hợp cấp tính có thể tạo nên máu đông làm nghẽn mạch phổi (bệnh thuyên tắc phổi), nhồi máu cơ tim, tăng giáp trạng, viêm vỏ tim… vô cùng nguy hiểm. Hai biến chứng nguy hiểm nhất của loạn nhịp tim nhanh chính là đột qụỵ và suy tim. Đột qụỵ diễn ra khi hình thành những cục máu đông trong tim, khi chúng vỡ ra sẽ cản trở động mạch não và tạo cơn đột qụỵ. Suy tim diễn ra khi loạn nhịp tim quá nhanh khiến tim bơm không hoạt động.

Rối loạn nhịp tim chận thường gây nên các triệu chứng nhẹ nhất là mệt mỏi, choáng váng hoặc ngất cho bệnh nhân. Rối loạn nhịp tim chậm trong thời gian dài khiến giảm quá nhiều hàm lượng máu đỏ giàu oxy (do tim bơm không sản xuất) đi nuôi cơ thể khiến bệnh nhân suy kiệt sức khỏe.

Tốt nhất khi có biểu hiện người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra

Tốt nhất khi có biểu hiện người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra

Những điều cần lưu ý khi mắc chứng rối loạn nhịp tim

Khi mắc chứng rối loạn nhịp tim người bệnh cần lưu ý một vài điều cơ bản sau đây:

– Khi bạn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của nhịp tim trong cơ thể, tim đập thình thinh, có tiếng trống tim… hoặc bất kỳ sự khác biệt nào gây nên sự mệt mỏi cho cơ thể thì cần tìm đến các cơ sở uy tín nhất để thăm khám.

– Khi bị mắc chứng rối loạn nhịp tim thì cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, thường xuyên tái khám định kỳ theo dõi biến chuyển của sự loạn nhịp.

– Khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ và nên điều trị tất cả các loại bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim hoặc khiến bệnh lý này trở nên trầm trọng hơn như các loại bệnh liên quan đến tim, mạch, đặc biệt ở người già.

– Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tránh xa các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia…), các loại đồ ăn giàu chất béo, chứa hàm lượng chất cholesterol không lành mạnh, thực phẩm quá giàu đạm hoặc muối. Cần thiết thì thiết lập riêng một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi.

– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp tập thể dục thể thao vừa sức, tuyệt đối không vận động hoặc chơi thể thao quá sức.

Tốt nhất khi có dấu hiệu mắc bệnh người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Khi bệnh được phát hiện sớm sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh cũng như giúp người bệnh tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *