Rối loạn nhịp tim chậm là gì?

Rối loạn nhịp tim chậm thường gặp nhất ở trẻ em. Có thể biểu hiện từ nhẹ, không triệu chứng đến nặng gây ra thiếu máu não, tim và các cơ quan khác, có thể dẫn đến tử vong.

Rối loạn nhịp tim chậm gây ra nhiều nguy hiểm

Rối loạn nhịp tim chậm gây ra nhiều nguy hiểm

Theo tin tức sức khỏe, nguyên nhân có thể do bẩm sinh hay mắc phải như bạch hầu; viêm cơ tim do siêu vi, do vi trùng hoặc do bệnh lý miễn dịch; ngộ độc thuốc, độc tố thức ăn, thiếu oxy, xảy ra sau thủ thuật phẫu thuật tim, tăng áp lực nội sọ.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Hỏi: Thưa Bác sĩ có các nguyên nhân nào có thể gây rối loạn nhịp tim chậm?

Trả lời:

Nguyên nhân có thể do giảm oxy máu, giảm thân nhiệt. Bệnh tim mạch sau phẫu thuật tim, suy giảm chức năng nút xoang, nút nhĩ thất, hệ thống His-Purkinje bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh cơ tim (Duchenne), bệnh tim bẩm sinh. Ngộ độc thuốc ức chế beta, ức chế kênh calci, Digoxin, Amiodaron, thuốc nhỏ mũi, thức ăn (cóc, cá nóc…). Tăng áp lực nội sọ. Phản xạ giao cảm do đặt nội khí quản, sonde dạ dày, hút đờm nhớt. Viêm cơ tim do siêu vi, vi trùng (bạch hầu, thương hàn…), bệnh lý miễn dịch. Rối loạn điện giải do tăng kali máu.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết cần làm các xét nghiệm nào trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp chậm?

Các xét nghiệm cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm

Các xét nghiệm cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm

Trả lời:

Xét nghiệm thường quy: ECG, X-quang tim phổi, ion đồ máu, siêu âm tim.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân: Phết họng soi tìm vi trùng dạng bạch hầu, VS, CRP, ASO nếu nghĩ do thấp tim, CK, Troponine I nếu nghĩ do viêm cơ tim, bệnh cơ tim, đo nồng độ Digoxin trong máu nếu nghi ngờ ngộ độc Digoxin, nghiệm pháp đánh giá chức năng nút xoang, MECHO não nếu nghi ngờ tăng áp lực nội sọ, CT scan sọ não nếu có thể. Trong các loại nhịp chậm trên thì nhịp chậm xoang, block A-V độ I, độ II Mobitz I diễn tiến lành tính thường không cần can thiệp điều trị. Block A-V độ II Mobitz II, Block A-V cao độ hay Block A-V độ III diễn tiến nặng, thường cần can thiệp điều trị.

Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị rối loạn nhịp chậm là gì? Và bệnh được điều trị như thế nào?

Đặt máy tạo nhịp tim khi có chỉ định

 

 

Đặt máy tạo nhịp tim khi có chỉ định

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

  • Dùng thuốc làm tăng nhịp tim.
  • Đặt máy tạo nhịp khi có chỉ định.
  • Điều trị nguyên nhân.

Dùng thuốc làm tăng nhịp tim: Chỉ định dùng thuốc khi nhịp chậm có ảnh hưởng đến huyết động học, đối với block AV thường chỉ định trong trường hợp block AV độ II Mobitz II, hay block A-V cao độ, block AV độ III.

Các bước điều trị bao gồm: Thở oxy, dùng Atropin 0,02 mg/kg liều tiêm mạch chậm. Khoảng thời gian cho phép lặp lại thay đổi từ 3-5 phút. Khoảng thời gian này thay đổi tùy tình trạng và cơ địa bệnh nhân. Đôi khi không có hiệu quả trong block A-V độ II – Mobitz II (cao độ) và block A-V độ III. Ngược lại nó có thể gây tăng block A-V, giảm đáp ứng thất và tụt huyết áp. Nếu không đáp ứng, dùng Epinephrin 1µg/kg tiêm mạch, sau đó Epinephrin truyền tĩnh mạch liên tục liều bắt đầu 0,1 µg/kg/phút hay Isoproterenol truyền tĩnh mạch liên tục liều bắt đầu 0,1 µg/kg/phút.

Chỉ định đặt máy tạo nhịp thường đặt ra đối với block A-V độ II Mobitz II, block A-V độ II cao độ (2:1; 3:1; hay 4:1), block A-V độ III. Chỉ định đặt máy tạm thời khi nhịp chậm có triệu chứng nặng ảnh hưởng đến tính mạng, cơn ngất xảy ra nhiều lần, cơn ngất kèm rối loạn ý thức nặng kéo dài, suy tim ứ huyết, sốc tim không đáp ứng với điều trị thuốc. Thường được chỉ định trong những trường hợp cấp cứu và nguyên nhân có thể giải quyết được, hoặc trong trường hợp khẩn cấp có rối loạn huyết động học đang chờ đợi đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Chỉ định đặt máy vĩnh viễn khi nhịp chậm nặng < 55 lần/phút ở trẻ < 12 tháng; < 50 lần/phút ở trẻ > 12 tháng; < 40 lần/phút ở trẻ > 12 tuổi chưa có triệu chứng.

Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị cụ thể.

Một số thuốc dùng trong rối loạn nhịp chậm:

Atropin khoảng thời gian cho phép lặp lại thay đổi từ 3-5 phút. Khoảng thời gian này thay đổi tùy tình trạng và cơ địa bệnh nhân. Đôi khi không có hiệu quả trong block A-V độ II – Mobitz II (cao độ) và block A-V độ III. Ngược lại nó có thể gây tăng block A-V, giảm đáp ứng thất và tụt huyết áp.

Dopamin phải được bắt đầu ở liều 5 µg/kg/phút, có tác dụng α và β1 adrenergic.

Epinephrin phải được bắt đầu ngay, thay cho Dopamin, nếu nhịp tim quá chậm và tụt huyết áp.

Isoproterenol phải được sử dụng hết sức cẩn thận. Phải cân nhắc giữa lợi và hại. Nó làm tăng nhịp tim nhưng có thể gây tăng tiêu thụ oxy cơ tim và dãn mạch ngoại biên. Do đó Isoproterenol sẽ chỉ định trong nhịp tim chậm không có triệu chứng. Chống chỉ định tuyệt đối trong ngừng tim. Chống chỉ định tương đối trong nhịp tim chậm có triệu chứng kèm tụt huyết áp. Chú ý khi chưa đặt máy tạo nhịp, không được dùng Lidocain cho những trường hợp block nhĩ thất độ II, III có nhịp thất thoát nút.

Cảm ơn những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chúc các bạn luôn vui khỏe!

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *