Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị hỗ trợ khả năng sinh sản, trong đó phương pháp thụ tinh nhân tạo đang nhận được nhiều cặp vợ chồng mong muốn thực hiện. Vậy thụ tinh nhân tạo là gì?
- Huntington và những ảnh hưởng do tổn thương tế bào thần kinh
- Bệnh dại có chữa được không thưa bác sĩ?
- Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh sỏi mật là gì?
Thụ tinh nhân tạo là gì?
Thụ tinh nhân tạo là gì?
Thụ tinh nhân tạo (IUI) hay còn gọi là kỹ thuật thụ tinh bằng phương pháp bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng tử của người vợ ở thời điểm rụng trứng thông qua việc sử dụng một loại ống thông chuyên dụng. Phương pháp này nhằm giúp tăng khả năng đậu thai cho những cặp vợ chồng bị hiếm muộn do tinh trùng yếu, ít; cổ tử cung yếu; lạc nội mạc tử cung nhẹ… hoặc vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân.
Thụ tinh nhân tạo có thể áp dụng trong trường hợp nào?
Một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng thụ tinh nhân tạo như:
- Nam giới bị bất thường trong việc phóng tinh: Lỗ tiểu đóng thấp, xuất tinh ngược dòng, bất lực do các nguyên nhân thực thể hay tâm lý, chấn thương tủy sống.
- Yếu tố của cổ tử cung: Chất nhầy cổ tử cung không thuận lợi cho việc thụ tinh.
- Vô sinh ở nam giới: Tinh trùng ít, tinh trùng có sự di động kém, tinh trùng bị dị dạng, kết hợp của các bất thường trên.
- Vô sinh mà không rõ nguyên nhân.
- Lạc nội mạc tử cung ở dạng nhẹ, vừa…
Thụ tinh nhân tạo có thể áp dụng trong trường hợp nào?
Điều kiện nào để thực hiện được thụ tinh nhân tạo?
Điều kiện để có thể thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo gồm có:
- Người vợ phải có tử cung, buồng trứng bình thường và ít nhất 1 trong 2 vòi trứng không bị tắc.
- Tinh dịch đồ của chồng bình thường hoặc là chỉ bất thường ở mức độ nhẹ và vừa.
- Mẫu tinh trùng sau khi đã rửa phải đạt được tối thiểu 1 triệu tinh trùng di động/1 ml.
Các bước thực hiện thụ tinh nhân tạo như thế nào?
Chuyên trang tin tức sức khỏe mới nhất có cập nhật thông tin, kỹ thuật thực hiện thụ tinh nhân tạo trải qua các bước như sau:
Các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ được thăm khám, được làm các xét nghiệm chuyên sâu để biết có đủ điều kiện thụ tinh nhân tạo hay không. Nếu hội đủ các điều kiện nêu trên, việc thụ tinh nhân tạo được tiến hành với các bước sau:
Kích thích buồng trứng: Ngày 2 hoặc ngày 3 của vòng kinh, người vợ được dùng thuốc kích thích buồng trứng.
Ngày 6 – 7 vòng kinh, người vợ tới siêu âm để đánh giá tình trạng đáp ứng của buồng trứng, qua đó bác sĩ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo.
Các bước thực hiện thụ tinh nhân tạo như thế nào?
Khoảng ngày 9 – 10, nếu có nang noãn đã “chín”, người vợ được tiêm thuốc rụng trứng. Theo dõi những đáp ứng của buồng trứng được thực hiện bằng cách phối hợp siêu âm đầu dò âm đạo và làm xét nghiệm nội tiết (E2, LH huyết thanh). Nếu như nang noãn được đánh giá là đã trưởng thành, ta cho hCG (liều 5.000 – 10.000 đv) tiêm vào bắp để kích thích sự phát triển của phần noãn và làm rụng trứng. Bệnh nhân sẽ được hẹn để bơm tinh trùng vào buồng tử cung trong khoảng 36 giờ sau tiêm hCG.
Đồng thời, người chồng được chỉ định lấy tinh dịch để bệnh viện lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt. Thời gian kiêng xuất tinh là từ 2-5 ngày trước khi lấy tinh dịch để điều trị. Tinh dịch bắt buộc phải được lấy bằng tay (thủ dâm) để vào trong lọ sạch và tiệt trùng.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung: Tinh trùng sau khi đã được chuẩn bị phải được giữ ấm và bơm vào trong buồng tử cung trong thời gian sớm nhất. Phải đảm bảo tinh trùng vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ.
Người vợ nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 phút. Về nhà, người vợ vẫn có thể làm việc bình thường nhưng hạn chế hoạt động mạnh để hỗ trợ việc thụ thai thành công và thai sau đó phát triển tốt.
Khoảng 2 tuần sau, người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả. Như vậy, với trường hợp thuận lợi, kể từ lúc bắt đầu thụ tinh nhân tạo đến khi biết kết quả có thai hay không mất khoảng 25-30 ngày.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn