Những nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi

Phù chân ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp làm mất đi các chức năng khoẻ mạnh ban đầu và trở thành gánh nặng trên cơ thể người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi là gì?

Những nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi

Những nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh phù chân ở người cao tuổi

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh phù chân ở người cao tuổi

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh phù chân ở người cao tuổi

Có thể các bạn sẽ rất thắc mắc rằng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phù chân ở người già là do đâu, và những hậu quả mà nó mang đến có gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh hay không. Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM thì những nguyên nhân chính gây ra bệnh phù chân ở người cao tuổi là:

  • Bệnh suy tim: Căn bệnh này có đặc điềm là nó làm tăng áp lực máu trong các tĩnh mạch và mao mạch, khiến cho phần cơ bắp bên trong bị phù lên. Thông thường người già bị bệnh suy tim sẽ thường phải đi kèm với chứng phù nề ở chân – đây là triệu chứng không thể tránh khỏi. Một số loại bệnh khác như viêm tĩnh mạch hay mạch bạch huyết cũng sẽ gây phù chân ở người già do nó cản trở sự lưu thông và tuần hoàn của dịch như bệnh suy tim vậy.
  • Bệnh tiểu đường: Đối với người già bị bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cao sẽ làm tĩnh mạch và van bơm trong tĩnh mạch bị suy yếu. Đó cũng là nguyên nhân gây phù chân ở người già vì máu không thể bơm về tim mà bị ứ đọng tại phần chân.
  • Bệnh xơ gan: Người già bị bệnh xơ gan sẽ phải chịu đựng những biến chứng do chức năng gan thay đổi. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi về hormone và hóa chất điều tiết chất dịch, làm tăng áp lực trong mạch máu lớn khiến chất lỏng tích tụ ở ổ bụng và chân. Sau đó sinh ra chứng phù chân ở người già.
  • Bệnh thận: Trong cơ thể của chúng ta thì thận là bộ phận giữ chức năng lọc và bài tiết các chất thải trong cơ thể ua đường tiểu tiện. Đồng thời nó còn có chức năng tái hấp thu nước, glucose, các axit amin và sản xuất các hoocmon giúp điều hòa tình trạng can bằng cho cơ thể. Việc thận bị mất dần chức năng và không còn hoạt động chính xác sẽ khiến cho chất lỏng không được bài tiết, natri trở nên thừa thãi và gây nên chứng phù chân ở người già do áp lực máu tăng lên.

Ngoài các loại bệnh người cao tuổi thường gặp thì chứng phù chân ở người già cũng có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không đều độ dẫn đến dịch trong cơ thể quá thừa thãi. Một số thói quen xấu tiêu biểu như nghiện rượu, nghiện đồ ăn mặn, nghiện đồ ngọt…

Cách chữa bệnh phù chân ở người cao tuổi

Nếu nguyên nhân gây ra bệnh phù chân là do ảnh hưởng của các bệnh lý gây ra thì cách tốt nhất là chữa khỏi bệnh. Việc chữa khỏi các bệnh lý sẽ có tác động tới bệnh phù chân nhanh khỏi và không còn triệu chứng phù chân xảy ra. Trong trường hợp phù chân do bệnh thoái hóa van tĩnh mạch gây ra thì cách điều trị tốt nhất cho người bệnh là nằm ở tư thế kê cao chân. Thực hiện hành động này khi đi ngủ giúp máu lưu thông tốt, giảm thiểu tình trạng phù nề ở phần chân.

Nên có một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi hợp lý, ăn uống hợp lý khi bị phù chân. Ngoài ra cần loại bỏ việc ăn nhiều muối và đường thay vào đó nên duy trì ở mức tối thiểu đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi đó, hiện tượng phù chân sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Để có một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là cơ quan thận thì bạn nên uống ít nhất từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, nên bổ sung thêm rau quả vào trong bữa ăn và hạn chế các thức ăn nhiều tinh bột và không nên ăn quá nhiều thịt.

Cách chữa bệnh phù chân ở người cao tuổi

Cách chữa bệnh phù chân ở người cao tuổi

Các bài tập thể dục vận động giúp lưu thông máu, cải thiện đáng kể tình trạng phù nề ở chân. Đây là cách điều trị, phòng ngừa bệnh phù chân hiệu quả. Hàng ngày, bạn nên dành thời gian tập luyện chân từ 3-4 lần rất tốt cho việc điều trị. Thêm vào đó, giảm thiểu tình trạng ngồi lâu và tăng cường các hoạt động đi lại, đứng dậy để giảm bớt áp lực đè lên đôi chân. Xoa bót nhẹ nhàng nơi bị phù nề cũng là biện pháp hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm thiểu tình trạng phù nề.

Tránh tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.  Bệnh phù chân khó kiểm soát do sự giãn nở hoặc co thắt đột ngột của da khi gặp nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng xấu tới người bị phù chân. Vì vậy, người bệnh cần giữ cơ thể vừa đủ ấm, không nên tắm nước nóng hoặc nước quá lạnh.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *