Những điều chưa biết về thoái hóa chất trong não người cao tuổi

Thái hóa chất trắng là tình trạng chất trắng trong não bị lão hóa, gây ra rối loạn về vận động, tư duy, trí nhớ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. 

Thoái háo chất trắng trong lão là căn bệnh khá phổ biến ở người già

Thoái hóa chất trắng trong lão là căn bệnh khá phổ biến ở người già

Chất trắng trong não là gì?

Chất trắng là thành phần chính cấu tạo nên 60% bộ não của con người (40% còn lại là chất xám). Chất trắng là sợi trục của tế bào thần kinh có bao myelin (lớp vỏ xung quanh sợi trục thần kinh được hình thành từ mỡ), các tế bào thần kinh đệm và tế bào sao. Chất này có chức năng truyền tải các tín hiệu thần kinh, phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của các vùng não từ đó tăng cường hoạt động tiếp nhận, xử lý, và lưu trữ thông tin. Ngoài ra, chất trắng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kiểm soát tâm lý, cân bằng tâm trạng, giữ thăng bằng cho cả cơ thể. Chính vì vậy dấu hiệu đầu tiên của những người mắc thoái hóa chất trắng trong não chính là chóng mặt, choáng váng, người mệt mỏi. Hiện nay trên thế giới số người mắc chứng thoái hóa chất trắng trong não đang có xu hướng tăng và bệnh chủ yếu xuất hiện ở người tuổi già, những người có sức khỏe người cao tuổi không được tốt.

Bệnh được xác định là do nhiều nguyên nhân gây nên

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng thoái hóa chất trắng ở não người?

Giới y khoa trong nước và trên thế giới đã công bố có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa chất trắng trong lão, trong đó yếu tố gen và di truyền được biết đến là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Ngoài ra, còn những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Bệnh cao huyết áp mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh viêm mạch máu não mãn tính, đột quỵ não và một vài bệnh lý người cao tuổi sẽ góp phần làm tăng sự phát triển của bệnh. Với vai trò và tầm quan trọng của chất trắng đối với các hoạt động của não bộ, chắc chắn bất cứ sự tổn thương nào ở chất này đều gây ra những rối loạn bất thường trong việc truyền tải các tín hiệu thần kinh. Từ đó, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

  • Suy giảm khả năng nhận thức và tư duy của não: Thoái hóa chất trắng trong não sẽ khiến bệnh nhân suy nghĩ chậm chạm hơn, mất nhiều thời gian để tư duy, xử lý thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc, trí nhớ ngắn hạn và suy giảm trí nhớ là việc không thể tránh khỏi. Ngoài ra thoái hóa chất trắng còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nói chuyện, trầm cảm, tâm trạng bất ổn, hay lo lắng, buồn phiền không lý do…
  • Rối loạn thị giác: suy giảm thị lực, nhìn mờ, hiện tượng nhìn đôi, mất kiểm soát chuyển động của mắt.
  • Khó khăn trong vận động: bệnh nhân thoái hóa chất trắng đặc biệt là thoái hóa chất trắng trong não thường bị yếu cơ, đi lại vận động khó khăn, dễ vấp ngã vì mất thăng bằng.
  • Rối loạn cảm giác: tê bì, ngứa ngáy, mất cảm giác và đau ở các chi.

Đây được coi là những triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh thoái hóa chất trắng trong não. Bệnh tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây cản trở lớn trong sinh hoạt, lúc này gần như mọi hoạt động của người bệnh phải phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình.

Khi mắc bẹnh người bệnh nên tới cơ sở y tế thăm khám

Tốt nhất khi mắc bệnh người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe

Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa chất trắng trong não ?

Thoái hóa chất trắng là bệnh do lão hóa nên có thể hiểu gần như không có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi được căn bệnh này. Cách duy nhất để hạn chế bệnh xuất hiện đó chính là chúng ta cần phải có lối sống lành mạnh, sống vui khỏe mỗi ngày, giữ huyết áp và đường huyết ở mức chỉ số an toàn. Tập thể dục với cường độ vừa phải khoảng 2,5 giờ mỗi tuần. Chế độ ăn uống hạn chế chất béo, ăn nhiều đồ tươi xanh và bỏ thuốc lá cũng như đồ uống có cồn. Khi thực hiện chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học, bệnh sẽ được cải thiện cũng như hạn chế sự phát triển và hình thành bệnh. Tốt nhất khi có dấu hiệu mắc bệnh người thân nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra để từ đó có phác đồ điều trị bệnh cho hợp lý với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *