Ở nước ta người cao tuổi đang có dấu hiệu tăng khá nhanh, cùng với các bệnh mãn tính, tâm lý người cao tuổi sẽ có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng tới cuộc sông cũng như sức khỏe.
- Bật mí những nguồn thực phẩm rẻ tiền làm tăng tuổi thọ
- Nhu cầu dinh dưỡng cho người cao tuổi như thế nào là hợp lý?
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi như thế nào là hợp lý?
Người cao tuổi rất dễ có sự xáo trộn về mặt tâm lý
Nguyên nhân vì sao gây nên chứng rối loạn tâm lý người già?
Khi bước vào gia đoạn từ 55- 70 tuổi trở đi, tâm lý người già trở nên rất nhạy cảm và có sự thay đổi khá lớn. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm lý có thể do stress từ việc tái thích nghi với cuộc sống mới, khi phải chuyển giao từ giai đoạn làm việc tích cực sang giai đoạn nghỉ hưu. Lúc này nhiều người cao tuổi dễ nảy sinh tâm trạng buồn chán, tự ti, trầm cảm. Dần dần trở nên ít nói hơn, nếu trong giai đoạn này người thân không quan tâm trò chuyện thì người già sẽ rất dễ mắc các bệnh người cao tuổi.
Nguyên nhân một phần đến từ chính tâm lý người già tạo áp lực cho bản thân mình bởi suy nghĩ sợ hãi, sợ bệnh, sợ chết. Hầu hết chúng ta đều biết, lão hóa là một quy trình tự nhiên của tạo hóa và không thể cưỡng lại được, kéo theo đó là sự suy giảm hệ thống miễn dịch và làm xuất hiện nhiều bệnh như tim mạch, béo phì, cao huyết áp, ung thư… Với những bệnh mãn tính đã có từ trước cộng thêm các bệnh tuổi già sẽ làm biến đổi sâu sắc tâm lý của người cao tuổi. Vì thế trong giai đoạn này người cao tuổi có sự thay đổi rất lớn về cả tâm, sinh lý.
Các hình thức rối loạn tâm lý ở người cao tuổi
Theo thống kê kết quả từ nghiên cứu của các nhà khoa học về tâm lý giai đoạn này của người già cho thấy, thông thường cụ bà sẽ có sự thay đổi tâm lý lớn hơn so với các cụ ông. Rối loạn tâm lý xảy ra nhiều với tầm xuất lớn ở những người có trình độ văn hóa thấp, nghèo kinh tế những người mắc nhiều bệnh, nằm viện nhiều lần. Đa phần rối loạn chức năng tâm lý xảy ra nhiều nhất ở những người nằm trong độ tuổi 65 – 70 tuổi. Theo đó, lúc này người già sẽ có những hình thức rối loạn tâm lý điển hình như:
Người già cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn
Lúc này người già phải phụ thuộc rất nhiều vào con cái từ việc ăn uống, đi lại, chăm sóc cơ thể… Nếu người thân không hiểu, thường xuyên có thái độ không mấy vui vẻ, thoải mái sẽ làm người già cảm thấy tự ti, mặc cảm hay gắt gỏng. Dần dà nếu tình trạng này kéo dài sẽ càng làm cho người già trở lên ít nói, thu mình hơn với thế giới bên ngoài. Vì thế, người thân nên thường xuyên nói chuyện và quan tâm hay cho người già tham gia các diễn đàn tâm sự người cao tuổi hoặc các lớp học, thể dục để cho tâm lý người cao tuổi trở nên thoải mái và có chiều hướng thay đổi tích cực hơn.
Người thân cần chú ý quan tâm chăm sóc người gia ở giai đoạn này
Người già sợ cô đơn
Nhiều gia đình thường cho người già ăn uống, sinh hoạt tách biệt với những người thân trong gia đình để tiện chăm sóc, tuy nhiên việc làm này sẽ khiến cho người già luôn có cảm giác mình bị bỏ rơi và quên lãng vì sự cách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già. Do đó, người già rất dễ bị thất vọng, thích lệ thuộc vào con cái của mình. Trong trường hợp này người thân cần cư xử một cách tế nhị, tránh làm cho người già cảm thấy bị hắt hủi hay ngược đãi.
Người già dễ mắc bệnh trầm cảm
Tất cả những hành động, lời nói của mọi người thân trong gia đình lúc này trở nên rất nhạy cảm với người già. Để hạn chế tình trạng rối loạn tâm lý, người thân nên đặc biệt quan tâm và chăm sóc từ thể chất lẫn tinh thần. Song song đó là tăng cường các hoạt động thể thao, rèn luyện trí óc, xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi các suy nghĩ tiêu cực và chiếm hữu những quỹ thời gian trống trải.
Ngoài chú ý đến hành động, lời nói, cách cư xử, người thân cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng người cao tuổi để đảm bảo người già luôn có một chế cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người già đẩy lùi được những căn bệnh trong giai đoạn này.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn