Những bệnh lý về đường hô hấp ở người cao tuổi

Thời tiết thay đổi khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường cho sức khỏe.

Những bệnh lý về đường hô hấp ở người cao tuổi

Những bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mọi chức năng cơ thể ở người cao tuổi đều yếu dần theo thời gian, kéo theo là sự suy giảm về sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của người cao tuổi càng thể hiện rõ mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh nên người cao tuổi hay mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.

– Viêm mũi họng là một bệnh người cao tuổi có thể gặp quanh năm, nhất là khi bắt đầu vào mùa lạnh, bệnh thường gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi hay đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở.

– Là sinh viên từng có 1 khoảng thời gian dài thực tập và chăm sóc người bệnh cao tuổi tại nhiều cơ sở Y tế, Nguyễn Hoàng Anh – sinh viên đang theo học Cao dang Y Duoc TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Vào mùa lạnh người cao tuổi dễ mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi…. trong đó đáng lưu ý nhất là bệnh viêm phế quản hay còn gọi là viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi. Do thân nhiệt không tăng cao như người trẻ, nên khi người cao tuổi bắt đầu có những biểu hiện của bệnh sẽ dễ bị nhầm là bệnh nhẹ, dẫn đến việc ít được quan tâm, khiến tình trạng của bệnh ngày càng trở lên nặng hơn.

– Người cao tuổi có tiền sử các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn thì khi bước vào những thời điểm giao mùa, rất dễ tái phát và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước hết phải kể đến người nghiện hút thuốc lá. Một số người có quan niệm rằng, khi thời tiết lạnh, hút thuốc sẽ làm cho cơ thể ấm dần lên, nhưng đây là một quan niệm không đúng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc bệnh tái phát. Bởi vì, khói thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi), dó đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (bình thường ở đường hô hấp có vô số vi khuẩn sống cộng sinh hoặc ký sinh ở đó).

Những bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi

Cách phòng bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi

Để phòng ngừa bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi, người bệnh cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là khi xì, sau khi đi vệ sinh đại – tiểu tiện và trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.

  • Không nên hút thuốc lá vì có thể gây hại cho sức khỏe, nhất là khi có tuổi sức đề kháng của cơ thể đã suy giảm hơn lúc trẻ rất nhiều.
  • Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt, nếu sử dụng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 24-25 độ, không nằm ngay luồng gió của máy lạnh thổi ra. Khi sử dụng máy quạt, không để luồng gió máy quạt thổi thẳng vào mặt làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch máu não, người nhà cần có bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và thường xuyên trợ giúp vỗ lưng để tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hàng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch hàng ngày, hàng tuần không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.
  • Thường xuyên uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt và đào thải các sản phẩm thải của cơ thể ra ngoài.
  • Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tràn dịch màng phổi, bệnh HIV, ung thư và các loại bệnh mạn tính khác nên tiêm phòng vắc-xin như: pneumovax và prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống streptococcus pneu-moniae rất tốt, vắc-xin cúm có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm gây nên bởi virus cúm influenza. Vắc-xin này được tiêm hàng năm vì virus cúm liên tục thay đổi.

Cách phòng bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi

Khi người cao tuổi có các triệu chứng của bệnh đường hô hấp nên đưa ngay đến điều trị tại các cơ sở Y tế, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán để có hướng điều trị thích hợp. Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *