Khi thời tiết thay đổi là lúc bắt đầu xuất hiện các bệnh lý về khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp tiến triển mà thường gặp nhất là ở người cao tuổi.
- Tìm hiểu bệnh lẫn ở người cao tuổi
- Cách phòng tránh bệnh lẫn ở người cao tuổi
- Điểm tên các bệnh người cao tuổi thường gặp hiện nay
Những bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi
Điểm mặt một số bệnh khớp thường thấy ở người cao tuổi
Khi trời trở lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao từ đó cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để đối phó bằng cách làm co các mạch máu ngoại vi, cho nên sẽ giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp, vì vậy sẽ gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
- Bệnh thấp khớp cấp: Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A. Những biểu hiện ban đầu như: viêm họng, sốt cao, rồi sau đó vài tuần kể từ khi bị viêm họng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp. Theo nhiều chia sẻ trên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, tình trạng viêm khớp có tính chất đột ngột, hay gặp ở các khớp như: khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng nếu có dùng thuốc chống viêm thì chúng sẽ khỏi rất nhanh.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, là tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Khi bệnh ở vào giai đoạn muộn thường gặp ở các khớp như: vai, háng, cột sống cổ với các biểu hiện như vào buổi sáng, sau khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác đau và cứng tại các khớp bị viêm, khó vận động. Dấu hiệu này thường gặp ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như: gấp, xoay cổ tay… trong một thời gian dài các khớp mới có thể hoạt động trở lại bình thường. Đây được biết đến là bệnh người cao tuổi thường gặp nên sau những đợt sưng đau khớp kéo dài có thể vài tháng đến vài năm, các khớp này sẽ bị biến dạng như: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo; từ đó làm cho người bệnh rất khó khăn trong việc vận động, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.
Điểm mặt một số bệnh khớp thường thấy ở người cao tuổi
- Đau vai gáy, đau thắt lưng: Đây là tình trạng viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương, thường gặp trong chứng bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh vì khi đó các cơ thường co lại trong tư thế rút vai, rụt cổ để chống lạnh, để hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Vì tư thế này là một phản xạ tự nhiên của cơ thể cho nên nó được duy trì trong thời gian dài, từ đó làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây ra mỏi cơ. Bệnh có thể gây đau một hay hai bên bả vai, làm hạn chế các hoạt động như: cúi, ưỡn, nghiêng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Về phòng bệnh, dù có bệnh lý khớp từ trước hay không, trong mùa lạnh, NCT cũng cần giữ ấm cơ thể mình, trong đó đặc biệt lưu ý các khớp, nếu đã bị viêm khớp, thoái hóa khớp xương càng cần giữ ấm cơ thể và các khớp (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…). Do đó theo thông tin trên mục tâm sự người cao tuổi cho hay, để làm tốt điều đó cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.
Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn không để cảm lạnh. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là khi ngủ dậy ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách cạo gió, thoa dầu, bóp dầu.
Làm như vậy để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp.Mùa lạnh cần tắm, rửa bằng nước ấm và tắm rửa trong phòng kín gió. Nhà ở về mà lạnh cần đóng kín cửa ra vào, cửa sổ tránh gió lùa (nhưng cần có cửa thông gió).
Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM