Người cao tuổi đau đầu gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là hình thức thể dục đơn giản mà nhiều người cao tuổi đang lựa chọn để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, người già lại thường xuyên bị đau nhức khớp gối do thoái hóa khớp gối, một căn bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động hoặc di chuyển. Vậy người lớn tuổi có nên đi bộ khi đau khớp gối không?

Đi bộ và lợi ích sức khỏe người cao tuổi

Với người cao tuổi, đi bộ là một cách vận động nhẹ nhàng và phù hợp nhất để cải thiện tình trạng lão hóa của cơ thể. Theo ông Nguyễn Quốc Thái hiện đang làm bác sỹ Vật lý trị liệu chia sẻ đi bộ giúp chống tình trạng suy yếu, chống huyết khối, điều hòa huyết áp, tăng mật độ xương, nâng cao tính dẻo dai của dây chằng và hạn chế sự thoái hóa khớp xảy ra ở người cao tuổi. Việc đi bộ đúng cách còn hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh thoái hóa khớp, tạo linh hoạt và tính dẻo dai cho cơ thể.

Thoái hóa khớp gối là biểu hiện của các lớp sụn khớp bị hư hỏng do sự lão hóa qua nhiều năm tháng sử dụng, gây ra hiện tượng viêm khớp và khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn. Theo bác sĩ, lớp sụn này được nuôi dưỡng từ một chất nhờn gọi là dịch khớp có tác dụng bôi trơn khớp gối, ngăn ngừa tình trạng cứng và khô khớp. Đi bộ chính là hình thức vận động nhẹ nhàng để tạo ra các chất nhờn này.

Tuy nhiên, người đau khớp gối không nên đi bộ quá nhiều và cần có chế độ cùng phương pháp tập luyện phù hợp.

Với người trên 60 tuổi đau khớp gối, thời điểm thích hợp nhất là đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều tà với thời lượng dưới 60 phút và chia thành nhiều lần đi nhỏ. Nên có những ngày nghỉ không đi bộ nhiều xen kẽ. Các bậc ông bà có thể tận dụng thời gian đi chợ gần hoặc thư giãn quanh sân nhà.

Những lưu ý khi người cao tuổi đi bộ

Chia sẻ từ Ths Minh Tú hiện đang giảng dạy môn Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Người cao tuổi nên khởi động nhẹ nhàng để làm ấm các khớp trước khi đi bộ. Lúc đi, người bệnh cần giữ tư thế thoải mái, lưng thẳng, hít thở đều và bước đi thật nhẹ nhàng, chậm rãi, tuyệt đối tránh các bước chân quá dài và quá nhanh, ưu tiên các con đường bằng phẳng và dễ đi lại. Nên tránh đi lên xuống cầu thang.

Nên lựa chọn các loại giày đế phẳng và mềm chuyên dụng cho đi bộ, không sử dụng dép lê, giày cao gót.. Nên đeo băng nịt hoặc các loại đai hỗ trợ gối.

Những người già mắc bệnh béo phì nên tiến hành các phương pháp giảm cân trước khi chọn đi bộ là môn thể thao chính.

Đối với những người bị đau khớp nặng thì đi bộ không còn là cách vận động phù hợp. Những hoạt động này càng tạo nhiều áp lực lên các lớp sụn bị thoái hóa làm cho người bệnh sẽ càng đau nhức và các khớp càng bị hư hại thêm. Khi người đau xương khớp đi bộ có những dấu hiệu như:

  • Đầu gối sưng, nóng đỏ;
  • Đau đến mức bạn chỉ có thể đứng chân bên còn lại;
  • Khó giữ thăng bằng, dễ bị ngã;
  • Khớp gối khó co duỗi thì nên dừng đi bộ lại và chuyển sang các môn thể thao khác như đạp xe, thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền dưỡng sinh.

Như vậy, khi bị đau khớp chân, đi bộ chỉ có thể phát huy tác dụng trong những giới hạn cho phép và với một chế độ cùng phương pháp vận động hợp lý. Để cải thiện tình trạng đau nhức và trị dứt điểm căn bệnh này, bạn Minh Anh (cựu sinh viên ngành Điều dưỡng) lưu ý người lớn tuổi cần sự kết hợp giữa sự kiên trì của bản thân với sự hỗ trợ của các bác sĩ y khoa giàu chuyên môn cũng như kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *