Alzheimer là căn bệnh thoái hóa não và có biểu hiện lâm sàng là trạng thái mất trí, bệnh thường khởi phát ở những người trên tuổi 65. Vậy người bệnh Alzheimer cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như thế nào?
- Các món ăn bổ dưỡng phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi
- Một số bài thuốc từ lá mơ lông chữa kiết lỵ
- Sút cân ở người cao tuổi cảnh báo sự nguy hiểm tính…
Người bệnh Alzheimer cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như thế nào?
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65.
Alzheimer là một bệnh thoái não nguyên phát, một tình trạng gây ra những thay đổi bất thường trong não ảnh hưởng đến bộ nhớ và khả năng tâm thần. Alzheimer là một căn bệnh, không phải là phần bình thường của sự lão hóa.
Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer tại Mỹ, cứ 10 gia đình thì sẽ có 1 người liên quan đến bệnh này. Và trong tổng số 4 triệu người mắc bệnh Alzheimer ở Mỹ thì có 70% bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Theo các tìm hiểu của sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, ơ Việt Nam, những người từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao và thường tăng dần theo độ tuổi. Theo thống kê của Đại học Y Dược TP. HCM (năm 2013), có 10,7% những người từ 70 – 79 tuổi bị Alzheimer, và từ 80 – 89 tuổi là 21,1%, con số này tiếp tục tăng lên 33,3% ở những người trên 90 tuổi.
Bệnh Alzheimer là gì?
Khi bệnh Alzheimer tiến triển, người bệnh sẽ mất khả năng thực hiện những công việc thường ngày họ vẫn làm như vệ sinh cá nhân, tắm rửa, mặc đồ; bị mất định hướng thời gian và không gian, rối loạn hành vi… Ở mức độ nặng nhất, bệnh nhân Alzheimer sẽ mất trí hoàn toàn và phải phụ thuộc vào sự chăm sóc, quản lí của người thân.
Chăm sóc người bị bệnh Alzheimer
Alzheimer là bệnh người cao tuổi thường gặp được gọi là bệnh gia đình, bởi vì căng thẳng mạn tính khi nhìn thấy người thân từ từ suy giảm ảnh hưởng đến mọi người. Việc điều trị hiệu quả sẽ giải quyết nhu cầu của cả gia đình. Người chăm sóc phải tập trung vào nhu cầu của chính họ, dành thời gian cho sức khỏe của họ, và nhận sự hỗ trợ, nghỉ ngơi thường xuyên sau công việc chăm sóc để có thể luôn khỏe mạnh trong cuộc hành trình chăm sóc này. Hỗ trợ tình cảm và thực tiễn, tư vấn, thông tin nguồn lực, và các chương trình giáo dục về bệnh Alzheimer đều giúp người chăm sóc mang đến sự chăm sóc tốt nhất có thể cho người thân.
Chăm sóc người bị bệnh Alzheimer
Dĩ nhiên điều dễ nhất một người có thể nói và điều khó chấp nhận nhất là lời khuyên chăm sóc bản thân khi bạn là người chăm sóc. Theo một người chăm sóc, “sự chăm sóc mà bạn dành cho bản thân là sự chăm sóc mà bạn dành cho người thân của mình.” Thường khó có thể nhìn được xa hơn những công việc chăm sóc đang chờ đón bạn mỗi buổi sáng.
Thông qua đào tạo những bí quyết chăm sóc sức khoẻ, người chăm sóc có thể học cách kiểm soát các hành vi đầy thách thức, cải thiện kỹ năng giao tiếp, và bảo đảm an toàn cho người bị bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy người chăm sóc ít bị căng thẳng hơn và có sức khỏe tốt hơn khi họ học các kỹ năng thông qua khóa đào tạo người chăm sóc và tham gia vào (các) nhóm hỗ trợ (trực tuyến hoặc trực tiếp). Việc tham gia vào các nhóm này có thể cho phép người chăm sóc chăm sóc người thân ở nhà lâu hơn. Khi bạn bắt đầu làm người chăm sóc gia đình, thật khó để biết bắt đầu từ đâu. Có lẽ bạn chỉ vừa mới nhận ra rằng người thân cần được trợ giúp và không còn tự phục vụ như trước đây nữa. Hoặc có lẽ sức khỏe của họ đã có sự thay đổi đột ngột.
Bây giờ là lúc hành động, và lưu tâm đến những người, dịch vụ, và thông tin sẽ giúp bạn chăm sóc, càng được hỗ trợ sớm thì càng tốt.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn