Một số lưu ý khi vận động thể thao ở người cao tuổi

Tất cả chúng ta đều biết, tuổi già có mật độ xương thưa thớt hơn và xương cũng xốp hơn. Bởi vậy, cần lưu ý khi luyện tập thể thao để không gặp phải những chấn thương đáng tiếc.

Một số lưu ý khi vận động thể thao ở người cao tuổi
Một số lưu ý khi vận động thể thao ở người cao tuổi

Tại sao khi về già chúng ta nên cẩn trọng trong việc hoạt động thể thao?

Tất cả chúng ta đều biết, tuổi già là lứa tuổi đối mặt với nguy cơ loãng xương cao. Giải thích cho vấn đề này, Hiệp hội Thể thao Hoa Kỳ phát biểu, khi bạn có tuổi, quá trình tái tạo xương diễn ra chậm hơn, làm cho mật độ xương thưa thớt hơn và xương cũng xốp hơn.

Thông thường, mật độ xương cao nhất ở lứa tuổi khoảng 30 và giảm dần theo thời gian. Nghĩa là nếu bạn chăm chỉ luyện tập, thực hiện chế độ ăn hợp lý trong thời thanh niên, vậy bạn sẽ có bộ xương chắc khỏe hơn và nguy cơ gặp phải vấn đề loãng xương thấp hơn những người khác. Bởi vậy, thể dục thể thao là rất tốt cho xương giúp có cuộc sống vui khỏe ở tuổi già.

Tại sao khi về già chúng ta nên cẩn trọng trong việc hoạt động thể thao?
Tại sao khi về già chúng ta nên cẩn trọng trong việc hoạt động thể thao?

Bác sĩ Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ: Khi về già, nếu bạn không được cung cấp hoặc quá trình hấp thu không đảm bảo đủ hàm lượng khoáng canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương và không tập luyện các bài tập “sức chịu nặng”, bệnh loãng xương sẽ có thể phát sinh. Mặc dù, vận động giúp cho người bị loãng xương tăng cường sức khỏe nhưng cũng có những bài tập cần tránh.

Những bài tập thể thao cần tránh khi về già

  1. Các bài tập chạy, nhảy

Loãng xương làm yếu xương và các khớp, vì vậy, những bài tập làm cơ bắp co giãn nhanh và mạnh như nhảy bật người lên xuống, nhảy dây hay thể dục nhịp điệu với cường độ nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến xương. Ngoài ra, cũng cần tránh các bài tập làm tim mạch đập nhanh như chạy, đi bộ ở những địa hình không bằng phẳng. Bí quyết sống khỏe khi về già là nên tránh những bài tập hoặc hoạt động có thể gây té ngã hoặc nứt gãy xương do phải thay đổi đột ngột theo hiệu lệnh và những hoạt động có tỉ lệ gãy xương cao, đặc biệt là ở hông, xương đùi và thắt lưng.

  1. Các bài tập uốn người

Các bài tập uốn người như gập người về phía trước tại phần thắt lưng, sẽ tạo một áp lực đè nặng bất thường lên trên đốt sống lưng sẽ làm gãy xương. Hay những hoạt động có thể gây ra những nứt gãy xương nhẹ, theo thời gian sẽ làm xương sống yếu hơn và dẫn đến những nứt gãy nặng hơn, khiến bạn không thể cử động hoặc làm cơ thể yếu đi. Tổ chức Loãng xương Quốc tế cũng khuyên rằng không nên nâng nhấc vật nặng ở tư thế đứng. Đồng thời cũng tránh việc ngồi duỗi thẳng chân và gập người về phía trước, rướn người để tay chạm ngón chân. Mặc dù bạn không đứng ở tư thế này, nhưng nó tạo ra áp lực đè nặng lên phần dưới của cột xương sống khi cột sống bị cong về phía trước.


Khi về già nên cẩn trọng trong việc hoạt động thể thao

  1. Các bài tập nâng người

Bác sĩ Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) khuyên nên tránh các bài tập bụng trong tư thế nằm như đưa chân hoặc phần thân trên lên khỏi mặt đất. Áp lực dồn lên phần cột sống tiếp xúc với mặt sàn có thể gây ra những chấn thương hoặc sự rạn nứt nhỏ. Thay vào đó, bạn nên tập những bài nâng người.

  1. Các bài tập duỗi thẳng lưng

Những bài tập như nằm sấp, nâng chân lên, hay tư thế nằm sấp, cong lưng, tay và chân duỗi thẳng đưa lên cao hoặc duỗi thẳng lưng khi ngồi có thể tạo 1 áp lực đè nặng lên đốt sống lưng sẽ làm xương yếu đi và nứt gãy.

  1. Các bài tập vặn người

Không tập các bài tập luyện vặn cột sống hay phần thân trên như xoay người ở tư thế ngồi và gập bụng tư thế đạp xe vì chúng sẽ tạo một áp lực đè nén lên cột sống. Thậm chí những hoạt động có tác động nhẹ gần như vô hại, như đánh gôn, thì việc vặn người như vậy cũng có thể làm xương yếu đi nhiều. Khi tập những động tác thường ngày, bạn tránh việc vặn và rướn người. Thay vào đó, bạn chỉ cố gắng rướn người tới vật nào đó nhưng luôn giữ cho cột sống thẳng và ở vị trí trung lập.

Nguồn Sức khỏe người cao tuổi 2019 (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *