Khi bị dị ứng với việc thời tiết thay đổi, người cao tuổi có thể bị nổi mề đay hoặc phát ban, bệnh có thể gây phản ứng nghiêm trọng dẫn đến ngất xỉu.
- Đau xương khớp ở người cao tuổi: Cần được quan tâm đúng cách
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Mề đay: Căn bệnh khiến người cao tuổi kinh hãi vào mùa hè
Theo ghi nhận của ban thông tin Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh mề đay ở người cao tuổi là một hiện tượng khá phổ biến, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người cao tuổi cần tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị dứt điểm tình trạng của bệnh một cách nhanh chóng.
Điểm mặt những thể mề đay và nguyên nhân gây ra bệnh ở người cao tuổi
Tuy chưa có các thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh mề đay ở người cao tuổi nhưng trong thực tế, người bệnh thường xuyên bị ngứa do nhiều nguyên nhân như:
Mề đay do nhiễm khuẩn: Mề đay xuất hiện khi người bệnh nhiễm các loại virut như viêm gan B, C hoặc nhiễm nấm Candida và nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, gan thận. Gan thận có nhiệm vụ thanh lọc và đào thải các độc tố ra ngoài, khi bị nhiễm độc khả năng này giảm sút gây tích tụ độc tố trong cơ thể và gây ra mề đay ở người cao tuổi.
Mề đay do dị nguyên: Sự xâm nhập của các yếu tố dị nguyên có thể theo nhiều đường khác nhau như đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (do ăn uống), đường máu (do tiêm chích, côn trùng đốt) và phần nhiều qua đường da do tiếp xúc. Khi bị xâm nhập, lập tức trong cơ thể xuất hiện phản ứng kháng nguyên – kháng thể và một chất trung gian sinh học histamin được phóng thích khỏi các tế bào dưới dạng tự do và chính chất này đã gây nên hiện tượng dị ứng làm mẩn ngứa, nổi mề đay.
Mề đay do thời tiết: Đây là loại bệnh người cao tuổi thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là vào mùa hè là nguyên nhân thường gặp gây ra mề đay ở người cao tuổi. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da bị phát ban rải rác, xuất hiện nhiều nhất ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với nắng. Thể mề đay này thường có xu hướng chuyển thành bệnh mãn tính.
Mề đay hệ thống: Thể mề đay này xuất hiện với tình trạng toàn thân nổi các nốt ban đỏ có thể kèm theo viêm mạch máu rải rác, biểu hiện là tình trạng xuất huyết dưới da, đau khớp toàn thân. Mề đay hệ thống ở người cao tuổi thường xuất hiện ở những người bị bệnh toàn thân như: Tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm mạch, ung thư…
Mề đay di truyền: Bệnh xuất hiện do tính chất di truyền khi trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh mề đay thì khả năng rất lớn con sinh ra cũng mắc bệnh mề đay. Khi người cao tuổi mắc phải thể bệnh này thì thường sẽ có khả năng mắc các chứng bệnh khác và bệnh khó có thể chữa một cách triệt để.
Điểm mặt những thể mề đay và nguyên nhân gây ra bệnh ở người cao tuổi
Người cao tuổi cần làm gì khi bị mề đay?
Cách điều trị mề đay hiệu quả có lẽ là điều mà người cao tuổi quan tâm nhất trong những ngày hè nắng nóng hiện nay. Bệnh mề đay là một bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm, nếu không được điều trị đúng cách, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống sẽ bị giảm sút.
Khi bị mề đay, người cao tuổi có thể áp dụng một số biện pháp để kiểm soát tình trạng này bằng cách:
- Dùng chất giữ ẩm hoặc kem bảo vệ da có độ PH thấp hàng ngày.
- Sau khi tắm cần dùng chất làm ẩm da nhằm tăng độ ẩm cho da.
- Uống trên 2 lít nước mỗi ngày (kể cả nước trái cây).
- Hạn chế những loại thức ăn có lượng đạm cao trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi.
- Cắt móng tay để ngăn ngừa tình trạng gãi ngứa làm tổn thương da.
- Chọn mặc quần áo mỏng và rộng tránh bó sát vào người dễ gây cọ xát và kích ứng cho da.
- Hạn chế thời gian tắm bồn và xông hơi với nhiệt độ cao. Thay vào đó nên duy trì nhiệt độ thích hợp không quá nóng hay quá lạnh trong khi tắm.
- Tắm nước ấm, tránh nước nóng gây khô da.
Người cao tuổi cần làm gì khi bị mề đay
Bệnh mề đay ở người cao tuổi nếu ở mức độ nhẹ có thể xác định bằng cách áp dụng phương pháp loại bỏ dần các yếu tố gây kịch phát bệnh. Thông thường, để điều trị tại chỗ, các bác sĩ sẽ khuyên dùng kem bôi giữ ẩm và bôi thuốc acid salicylic, uống kháng sinh dị ứng histamine. Tùy theo cơ địa, sức khỏe của từng người mà mức độ bệnh ở mỗi bệnh nhân có sự khác nhau, biện pháp điều trị cũng không thể áp dụng chung cho tất cả người bệnh. Vì thế, người cao tuổi nên đi khám ngay khi có những triệu chứng ban đầu để có thể điều trị một cách dứt điểm.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn