Lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân bị bệnh thận

Bệnh nhân mắc các bệnh về thận mang tới bao nhiêu đắn đo cho người nhà cũng như bệnh nhân về việc nên ăn gì hay chế biến món ăn thế nào. Vì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.

Lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân bị bệnh thận

Lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân bị bệnh thận

Thận là cơ quan nhỏ có hình dạng giống hạt đậu nhưng vô cùng mạnh mẽ và đảm nhận nhiều việc quan trọng như lọc chất thải, điều hòa huyết áp, cân bằng nước và điện giải… Khi thận không hoạt động đúng cách, các chất thải sẽ tích tụ trong máu, kể cả các chất thải từ thực phẩm. Vì vậy, việc áp dụng một chế độ ăn uống đặc biệt sẽ là vô cùng cần thiết cho những người bị bệnh thận.

Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh thận cần lưu ý điều gì?

Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe cho biết nếu bị bệnh thận, bạn cần hạn chế ăn uống khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Những người bị bệnh thận giai đoạn đầu có những hạn chế khác với những người bị suy thận, còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (end-stage renal disease – ESRD).

Bạn cần tuân theo chế độ ăn lành mạnh giúp giảm lượng chất thải trong máu. Chế độ ăn này thường được gọi là chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh thận. Chế độ ăn này giúp tăng chức năng thận đồng thời ngăn ngừa những tổn thương thận nặng thêm. Mặc dù chế độ ăn uống khác nhau theo từng giai đoạn của bệnh thân, nhưng bác sĩ thường khuyên rằng tất cả những người bị bệnh thận hạn chế các chất dinh dưỡng sau đây:

  • Natri: Natri được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và một thành phần chính của muối ăn. Bệnh thận sẽ khiến cho thận không thể lọc ra natri dư thừa, làm cho mức độ natri trong máu tăng lên. Thường những người bị bệnh thận được khuyến cáo nên hạn chế natri dưới 2.000mg mỗi ngày thậm chí có trường hợp nặng cần phải ăn nhạt hoàn toàn.
  • Kali: Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng những người bị bệnh thận cần phải hạn chế kali để tránh làm tăng mức độ kali trong máu và gây nguy hiểm. Thường những người bị bệnh thận được khuyến cáo nên hạn chế kali dưới 2.000mg mỗi ngày.
  • Phốt pho: Thận bị tổn thương không thể loại bỏ phốt pho dư thừa, một khoáng chất trong nhiều loại thực phẩm. Mức độ phốt pho cao có thể gây hại cho cơ thể nên người bị bệnh thận nên giới hạn lượng phốt pho nạp vào dưới 800–1.000mg mỗi ngày.
  • Protein: Protein là một chất dinh dưỡng khác mà những người bị bệnh thận có thể cần phải hạn chế. Chất thải từ quá trình trao đổi chất protein không thể phân giải khi thận bị tổn thương nên bạn cần hạn chế nạp chất này.

Tuy nhiên, theo nhiều tâm sự người cao tuổi được biết, những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối phải trải qua quá trình lọc máu, phương pháp điều trị lọc và làm sạch máu, có nhu cầu protein lớn hơn. Vậy nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về nhu cầu ăn kiêng của riêng mình. May mắn thay, có rất nhiều loại thực phẩm ngon và lành mạnh có ít phốt pho, kali và natri mà bạn có thể chọn lựa.

Các thực phẩm nào tốt cho người bệnh thận?

  • Súp lơ là một loại rau có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin K và vitamin B folate. Loại rau này cũng có đầy đủ các hợp chất chống viêm như indoles và là một nguồn chất xơ dồi dào. Trong 124g súp lơ nấu chín chứa: Natri: 19mg, Kali: 176mg, Phốt pho: 40mg
  • Lòng trắng trứng

Các thực phẩm nào tốt cho người bệnh thận?

Các thực phẩm nào tốt cho người bệnh thận?

Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng cũng có lượng phốt pho khá cao. Vậy nên những người theo chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh thận thường chỉ ăn lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein an toàn với thận. Lòng trắng trứng là một lựa chọn thích hợp cho những người phải trải qua quá trình chạy thận nhân tạo có nhu cầu protein cao nhưng cần phải hạn chế phốt pho.

  • Dầu oliu

Dầu ô liu là nguồn cung cấp chất béo và không chứa phốt pho nên đây là một lựa chọn rất tốt cho những người mắc bệnh thận. Thực phẩm lành mạnh, giàu calo như dầu ô liu rất quan trọng với những người bệnh thận cần kiểm soát cân nặng.

Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, có đặc tính kháng viêm. Hơn nữa, chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao nên dầu ô liu trở thành một lựa chọn lành mạnh cho việc nấu nướng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *