Làm thế nào để nâng cao sức khỏe và đời sống ở người cao tuổi?

Chất lượng cuộc sống người già phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của con cháu, vì thế người thân và cộng đồng xã hội cần thể hiện sự quan tâm bằng những hành động chăm sóc cụ thể.

Làm thế nào để nâng cao sức khỏe và đời sống ở người cao tuổi?

Làm thế nào để nâng cao sức khỏe và đời sống ở người cao tuổi?

Do tâm sinh lý của người cao tuổi có nhiều sự khác biệt so với những người còn trẻ nên đòi hỏi việc chăm sóc cũng phải phù hợp với sự lão hóa đó. Ngoài yếu tố dinh dưỡng người cao tuổi là cần thiết thì người già còn cần được chăm sóc nhiều mặt khác để cuộc sống có chất lượng tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ đề cập một số yếu tố chính giúp người già nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Tăng cường luyện tập thể dục dưỡng sinh

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, ở người già thì họ thường có sự suy giảm về sức khỏe cũng như sức đề kháng, đồng thời lối sống trầm lại, ít vận động càng làm cho sự suy giảm này diễn ra nhanh hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế, việc luyện tập thể dục đều đặn sẽ làm tăng cường sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và sức đề kháng của người già, đồng thời cũng hạn chế mắc các bệnh tim mạch, góp phần làm giảm cân nặng trong trường hợp thừa cân, chống loãng xương, cải thiện cơ lực và các hoạt động chức năng, cải thiện về mặt tâm lý hiệu quả. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng khuyến cáo, chế độ luyện tập phù hợp cho bậc cao niên nên được thực hiện đều đặn từ 3-5 ngày một tuần, mỗi lần khoảng 20-60 phút. Mức độ luyện tập nên vừa phải vì khả năng gắng sức tối đa ở người già thường bị suy giảm và nên chọn những môn thể thao vừa sức và có lòng yêu thích để họ có thể duy trì một cách đều đặn.

Người cao tuổi không nên hút thuốc lá

Người cao tuổi không nên hút thuốc lá

Người cao tuổi không nên hút thuốc lá

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi đầu tiên chính là do hút thuốc là trong một thời gian dài, nguy hiểm trầm trọng là thế nhưng căn bệnh này có thể bị hạn chế nếu người già có một lối sống khoa học, tránh những môi trường có khói thuốc. Nếu người cao tuổi không thể hạn chế hút thuốc và hít phải khói thuốc thì có thể gây biến chứng và mắc một số căn bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, hút thuốc còn là nguyên nhân quan trọng gây bệnh mạch vành, tạo điều kiện thuận lợi gây loãng xương. Vì thế, việc cai thuốc lá với người già là rất cần thiết, để thực hiện việc này một cách tốt nhất thì người thân có thể tránh các tình huống làm cho người già muốn hút thuốc và giúp họ tránh căng thẳng bằng các biện pháp thư giãn, tập luyện thể thao để quên đi.

Hạn chế uống rượu, bia

Ngoài thuốc lá thì các chất kích thích có chứa nồng đồ cồn như rượu bia là những “độc tố” mà người cao tuổi cần tránh, vì hầu hết nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim, xơ gan, viêm teo dạ dày, viêm tuỵ mãn, bệnh thần kinh ngoại vi đều là do cơ thể có chứa nhiều chất độc hại có nồng độ cồn cao. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, ngộ độc rượu ở người già có thể xảy ra chỉ với một lượng nhỏ do tình trạng giảm chuyển hoá vì tăng khối mỡ trong cơ thể, khả năng chuyển hóa của gan cũng giảm và tăng nhạy cảm của não với tác dụng của rượu. Vì thế, nếu muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ thì người cao tuổi cần hạn chế rượu bia và các chất kích thích, thay vào đó có thể uống các nước giải nhiệt được chiết xuất từ thiên nhiên được các Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sử dụng. Đây cũng là một trong những bí quyết chăm sóc sức khỏe mà người Nhật áp dụng.

Việc phát hiện sớm các căn bệnh thường gặp ở người già là một bước quan trọng để nâng cao sức khoẻ

Việc phát hiện sớm các căn bệnh thường gặp ở người già là một bước quan trọng để nâng cao sức khoẻ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc phát hiện sớm các căn bệnh thường gặp ở người già là một bước quan trọng để nâng cao sức khoẻ cũng như tuổi thọ. Ví dụ như các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, các loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại tràng và tuyến tiền liệt có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khoẻ sàng lọc, nếu bệnh điều trị kịp thời thì biến chứng bệnh sẽ thuyên giảm và không gây ra những phiền toái cho sức khỏe. Các chuyên gia Y tế – Sức khỏe cũng khuyến cáo người cao tuổi nên đi khám sức khỏe tổng thể định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Việc đề phòng các tại nạn cũng là một yếu tố để bảo vệ cho sức khỏe người cao tuổi, vì khi tuổi cao sức yêu gặp tại nạn thì rất dễ gây ra các bệnh tại biến, xương khớp,thậm chí có thể gây hoảng loạn tâm thần. Nếu duy trì và thực hiện tốt các yêu tố trên thì người cao tuổi sẽ giữ được một sức khỏe ổn định, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *