Không có liều thuốc nào tốt hơn liều thuốc yêu thương của con cháu với tuổi già

Sẽ không có liều thuốc bổ hay loại “nhân sâm hảo hạng “ nào có chất “trường sinh bất lão” bằng thứ tình yêu thương nhẫn nại của chính con cháu với sức khỏe tuổi già.

Chăm sóc cha mẹ già là bổn phận của những đứa con

Chăm sóc cha mẹ già là bổn phận của những đứa con

Chăm sóc cha mẹ già là bổn phận của những đứa con

Khi con người bước vào tuổi xế chiều thì coi như đã bước đến phần cuối cùng trong chu trình sống của con người, họ đã phải trải qua những hỉ nộ ái ố của cuộc sống và dành phần cuối đời để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Vì thế, niềm vui hạnh phúc sau cùng của tuổi già không phải là được ăn sơn hào hải vị hay sống ở những ngôi nhà cao cửa rộng mà đó là là được sống trong vòng tay con cháu lúc đã qua bên kia cái dốc cuộc đời. Tuổi già ập đến cũng là lúc con người phải đối mặt với sức khỏe cao tuổi suy giảm, vậy nên chăm sóc cha mẹ tuổi xế chiều khi ốm đau là bổn phận mà người con nào cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên, có mấy đứa con, có mấy người thực sự thấu hiểu tâm lý người cao tuổi và có khả năng chăm sóc cha mẹ lúc đau yếu. Bởi vì, tuổi già họ dễ chạnh lòng hay nặng vấn đề tình cảm, suy nghĩ và nhạy cảm hơn lúc còn son trẻ. Rồi khi ốm, khi đau thì không có con cái ở bên chăm sóc cũng khó tránh khỏi cảm giác cô đơn, lẻ bóng buồn tủi, vì thế nghệ thuật chăm sóc cha mẹ già nằm ở chính những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Nếu vì công việc mà không thể ở bên cha mẹ nhiều thì phận làm con nên gọi điện về hỏi thăm cha mẹ thường xuyên thay vì chờ đợi những cuộc gọi quá nhớ con của cha mẹ. Con cái chỉ cần quan tâm, chịu nhẫn nại một chút, chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn thì các cụ sẽ thấy mình vẫn còn giá trị, còn được con cái quan tâm, đó cũng là thông điệp để cha mẹ hiểu rằng, họ vẫn luôn là những thành viên quan trọng trong gia đình, là bậc sinh thành mà con cái luôn nhớ tới.

Con cái hãy học cách lắng nghe và nhẫn nại

Con cái hãy học cách lắng nghe và nhẫn nại

Con cái hãy học cách lắng nghe và nhẫn nại

Những câu chuyện tâm sự người cao tuổi cũng từng đề cập những lần vô tâm của con cháu với các đấng sinh thành, nhiều đứa con cứ nghĩ làm ra tiền rồi khi cha mẹ đau ốm thì cho các cụ vào các viện dưỡng não, lấy tiền để trả ơn, trả nợ sinh thành nhưng chưa một lần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Đã có không ít những đứa con tỏ ra bực tức, khó chịu hay gắt gỏng khi cha mẹ bộc lộ nỗi lòng mình. Nhiều người cũng mặc định rằng khi về già thì “con bảo sao, ông bà nghe vậy”, họ luôn nghĩ những người già không có những thú vui như những người trẻ nên khi cha mẹ muốn bày tỏ thì những đứa con luôn tỏ ra khó chịu và phiền phức nhưng thực chất những người già họ cũng có nhu cầu riêng biệt và việc lắng nghe, nhẫn nại là điều mà con cái nên làm để hiểu tâm lý cha mẹ.

Không có liều thuốc nào tốt hơn liều thuốc yêu thương của con cháu với tuổi già

Không có liều thuốc nào tốt hơn liều thuốc yêu thương của con cháu với tuổi già

Không có liều thuốc nào tốt hơn liều thuốc yêu thương của con cháu với tuổi già

Khi cha mẹ già đổ bệnh thì đã không ít gia đình có điều kiện gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão hay sử dụng những dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Ở viện dưỡng não hay sử dụng những dịch vụ không hẳn là một lựa chọn tồi trong việc chăm sóc cha mẹ già yếu, bởi vì, khi các cụ được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất, được bầu bạn với những người đồng trang lứa thì sẽ bớt cô đơn và có tâm lý vui vẻ hơn nhưng dù có tốt, có vui, có được hưởng sự sung sướng đến đâu thì cũng không thể bằng chính ngôi nhà của mình. Cha mẹ đã giành cả cuộc đời hi sinh vì con cháu thì đến cuối đời họ cũng khao khát được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của con cháu. Việc thụ hưởng dịch vụ y tế tại viện dưỡng lão không thể so sánh được những giây phút tận hưởng bữa cơm gia đình sum vầy, những khoảnh khắc được ăn những bữa cơm chia ngọt sẻ bùi.

Sẽ không có liều thuốc nào tốt hơn liều thuốc yêu thương của con cháu với tuổi già, việc đó không chỉ là bổn phận hay trách nhiệm mà nó xuất phát từ lòng biết ơn, vì thế sẽ chẳng có đồng tiền hay dịch vụ nào có thể trả ơn sinh thành mà chỉ có yêu thương mới có thể “đánh đổi” ơn nghĩa đó, vì thế hãy yêu thương cha mẹ già như cách trước kia họ yêu thương đứa con của mình.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *