Bệnh Alzheimer để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khiến người cao tuổi không thể nhận thức được các hành vi, điều này đòi hỏi người chăm sóc cần phải kiên trì và hiểu rõ căn bệnh.
- Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
- Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
- Những triệu chứng báo hiệu sự nguy hiểm bệnh Alzheimer ở…
Bạn đã biết cách chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer?
Từ khi khởi đầu triệu chứng cho đến giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, người mắc bệnh luôn cần được chăm sóc. Tại Mỹ hay các nước tiên tiến thường có dịch vụ y tá tại nhà để chăm sóc cho người bệnh nhân. Nhưng tại nước ta thì không cần bỏ một khoản tiền lớn để chăm sóc người bệnh vì người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer hoàn toàn có thể được chăm sóc và theo dõi bởi những người thân trong gia đình. Ngoài sự thăm khám và điều trị của Bác sĩ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì người chăm sóc cần lưu ý những việc làm sau đây để bảo vệ cho người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer có sức khỏe tốt nhất.
Hãy kiên nhẫn và yêu thương người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer
Chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer hoàn toàn không đơn giản như các bệnh khác. Khi bệnh Alzheimer càng tiến triển thì bệnh nhân càng suy giảm trí tuệ cho đến khi mất hẳn nhận thức nên không thể tránh khỏi những hành động vô ý thức, mất kiểm soát. Đồng thời, quá trình mắc bệnh là một khoảng thời gian kéo dài cùng tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng thì chắc chắn người chăm sóc không ít lần chán nản và buông xuôi. Chính vì vậy, những người chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer cần tìm hiểu thông tin về bệnh Alzheimer để thấu hiểu hơn cho người bệnh và biết cảm thông, yêu thương và kiên nhẫn thì mới có thể đi cùng người bệnh suốt một chặng đường dài.
Hãy kiên nhẫn và yêu thương người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer
Tạo môi trường sống an toàn và quen thuộc
Người chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cần cố gắng giữ cho ngôi nhà luôn quen thuộc và an toàn. Đồng thời, giữ đồ đạc ở nguyên vị trí , tránh sắp xếp lộn xộn và đảm bảo sàn nhà giữ khô ráo đề phòng bệnh nhân không bị té ngã. Những vật dụng nguy hiểm như nước sôi, dao, dễ cháy nổ, … cần đặt nơi cao hay có khóa. Nếu người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer có thói quen đi lang thang thì nên khóa cửa cẩn thận, tránh âm thanh quá ồn, môi trường ô nhiễm hoặc những sự việc dễ gây kích động cho người bệnh. Nếu khả năng đi lại, giữ thăng bằng kém dần thì bạn nên trang bị cho người bệnh gậy chống hoặc cho ngồi xe lăn để người bệnh có thể chủ động và tập đi lại.
Luyện tập hành vi
Để giúp người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer tự thực hiện những hành vi đơn giản hàng ngày như tự uống nước, xem ảnh gia đình người thân, đọc tên bạn bè hay người thân trong gia đình, đọc tên số điện thoại để liên lạc với các thành viên trong gia đình xem như biện pháp hỗ trợ trí nhớ vừa có thể giúp bệnh nhân đi lạc vẫn có thể liên lạc với gia đình. Ngoài ra, việc luyện tập thân thể hàng ngày cũng được khuyến khích như một hoạt động để người bệnh và người chăm sóc cùng thực hiện. Việc luyện tập thân thể giúp người bệnh cải thiện sinh lực, sức khoẻ tim mạch giúp cho người bệnh có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Đối với người bệnh Alzheimer, luyện tập thân thể còn có tác dụng trấn tĩnh và an thần, mang lại sự mềm dẻo và cân bằng làm giảm nguy cơ chấn thương nặng do quỵ, ngã.
Người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer cần có chế độ dinh dưỡng chăm sóc đặc biệt
Chế độ ăn uống
Để các biến chứng bệnh Alzheimer không phát triển mạnh thì ngoài việc chăm sóc, điều trị thì bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có các chất chống oxy hóa như vitamin E, C, folate, vitamin B12. Các nguồn dưỡng chất này có thể tìm thấy trong các loại rau quả như rau bina, cà rốt, bông cải xanh và các loại quả có múi … Ngoài ra việc giảm bớt các chất béo toàn phần và bổ sung cá là rất cần thiết vì chất béo làm gia tăng tình trạng bệnh còn các loại cá biển thì l chứa nhiều omega-3, một chất chống oxy cực tốt cho tế bào não người bệnh. Nếu người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer là phụ nữ thì nên khuyến khích uống 1-2 ly sữa đậu nành một ngày. Đây cũng là phương pháp mà các chuyên gia dinh dưỡng chương trình Món ăn sức khỏe khuyến cáo người bệnh nên áp dụng.
Luôn trở về nhà
Đi lang thang không thể tìm được đường về nhà là một biểu hiện sa sút trí tuệ giai đoạn trung bình của bệnh Alzheimer và trường hợp này rất thường xảy ra. Những người chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer nên viết một vào một tờ giấy cứng bỏ vào túi bệnh nhân và ghi rõ đây là bệnh nhân Alzheimer kèm với thông tin địa chỉ nhà cùng số liên lạc khẩn cấp. Khi người bệnh đã có biểu hiện thích đi lang thang thì việc để mắt đến người bệnh cần được tăng cường hơn bởi việc đi lang thang sẽ kèm với rất nhiều rủi ro nguy hiểm khác
Có thể những chia sẻ trên khiến những người chăm sóc e ngại chăm sóc người bệnh nhưng hãy thay đổi quan điểm, đừng xem người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer là một gánh nặng mà hãy ở bên cạnh họ như một người bạn đồng hành đầy cảm thông và chia sẻ đối với căn bệnh cuối đời để họ biết được xung quanh mình còn rất nhiều sự sẻ chia, chăm sóc.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn