Hướng dẫn cách chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy cách chăm sóc người cao tuổi khi bị bệnh tiểu đường như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng như rối loạn dung nạp Glucose như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi tác là một yếu tố rất quan trọng.

Theo con số thống kê gần đây nhất tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nhóm người dưới 35 tuổi là 0,9% còn ở nhóm 45 – 54 tuổi là 6,5% và ở nhóm 55 – 64 tuổi cao tới 10,3%.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động.

Tiểu đường là một trong những bệnh người cao tuổi hay gặp và gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể, nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.

Thêm vào đó, người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi ngoài các biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…

Cách chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi khi bị bệnh tiểu đường sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn trong điều trị. Vì thế, ngoài các nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường nói chung, mọi người cũng cần lưu ý:

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao như: mệt mỏi, khát nước nhiều, đái nhiều…phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường huyết quá cao. Chính vì vậy, các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng kiên trì và liên tục thì sức khỏe của người cao tuổi mới được cải thiện.

Hướng dẫn cách chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường

Hướng dẫn cách chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường

Tập thể dục điều độ: tập thể dục không chỉ góp phần cải thiện sức khỏe của người cao tuổi mà với mọi đối tượng cũng đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Người chăm sóc nên khuyến khích người bị bệnh tiểu đường tập thể dục để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường và kéo dài tuổi thọ.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt.

Sử dụng thuốc hạ đường huyết điều độ: ngoài việc tập thể dục thể thao điều độ và kết hợp chế độ dinh dưỡng thì mọi người có thể sử dụng thuốc hạ đường huyết. Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc luôn thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đề phòng hạ huyết áp ở người cao tuổi.

Chữa các bệnh phát sinh: Mối đe dọa lớn nhất đối với người cao tuổi khi mắc bệnh tiểu đường chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo đái tháo đường. Vì vậy, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *