Người cao tuổi té ngã và gãy xương nên phẫu thuật sớm vì nếu không cử động, nằm một chỗ lâu ngày dễ gây nhiễm trùng, thuyên tắc phổi rất nguy hiểm.
- Hỏi đáp cùng bác sĩ: Người cao tuổi bị gãy xương bao lâu thì lành?
- Bác sỹ chia sẻ cách phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi
Người cao tuổi té ngã và gãy xương nên phẫu thuật sớm vì nếu không cử động, nằm một chỗ lâu ngày dễ gây nhiễm trùng, thuyên tắc phổi rất nguy hiểm.
Bà em 82 tuổi, bị té ngã ở nhà, bầm tím vùng háng, không vận động được đã 5 ngày. Do dịch bệnh nên em chưa đưa bà đi khám. Bà có bệnh huyết áp. Trường hợp của bà cần chữa trị thế nào? (Hà Anh Nguyễn)
Trả lời:
Theo kĩ thuật viên Vật lý trị liệu Đào Quốc Anh chia sẻ, người càng lớn tuổi thì mật độ xương càng giảm, do đó, đôi khi những té ngã nhẹ cũng có thể gãy xương. Bà của bạn bị té và chấn thương vùng háng có khả năng cao bị gãy xương vùng háng, vùng cổ xương đùi hoặc gãy liên mấu chuyển xương đùi. Bạn nên đưa bà đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có thể chụp X-quang để xem có gãy xương hay không.
Chia sẻ với phóng viên, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Chung, hiện nay đang là giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, có nhiều người nhà của bệnh nhân lớn nhân thường hỏi bác sĩ về việc có cần thiết phải phẫu thuật khi bị gãy xương hay không. Nếu không mổ, bệnh nhân lớn tuổi phải nằm bất động rất lâu. Do nằm lâu, không cử động có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, loét tỳ đè (do nằm lâu trên giường, không xoay trở hoặc xoay trở đau đớn, gây viêm loét và dần dẫn đến nhiễm trùng nặng, lâu ngày có mùi hôi). Trường hợp nặng có thể hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch, có thể chạy đến tim gây thuyên tắc phổi. Có khoảng 50% trường hợp thuyên tắc phổi sẽ tử vong. Đa số bệnh nhân lớn tuổi gãy xương, bác sĩ khuyên nên can thiệp phẫu thuật sớm để có thể cử động. Vấn đề đặt ra là phẫu thuật làm sao để an toàn cho người lớn tuổi.
Vừa qua, Bệnh Viện Đa khoa TP.HCM vừa phẫu thuật cho một bệnh nhân 90 tuổi, té đập mông và gãy vùng liên mấu chuyển. Người nhà cho bà nằm ở nhà 7 ngày. Khi bà được đưa đến bệnh viện thì đã hình thành cục huyết khối gây thuyên tắc phổi nặng. Bệnh nhân nằm một chỗ, khó thở. Bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành điều trị sớm. Các bác sĩ chấn thương chỉnh hình, tim mạch, gây mê cùng hội chẩn và phẫu thuật cho bà. Bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật nhẹ nhàng. Ngày hôm sau phẫu thuật, bà có thể ngồi dậy. Các bác sĩ hướng dẫn cho người nhà tập các bài tập phục hồi chức năng. Bác sĩ cơ xương khớp, lão khoa còn điều trị loãng xương cho bà ngay khi nằm viện.
Do đó, nếu gia đình có người lớn tuổi bị té gãy xương cũng đừng ngại phẫu thuật. Gia đình cần lưu ý chọn nơi phẫu thuật an toàn để người già có thể phục hồi sau chấn thương, sống vui khỏe.