Bệnh gút là một loại viêm khớp, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là nam giới. Tuy đây là một căn bệnh phổ biến nhưng những biến chứng nó gây ra lại không hề đơn giản.
- Chăm sóc và điều trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Nỗi khổ từ bệnh viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi
Điều trị bệnh gút ở người cao tuổi có gì đặc biệt
Bệnh gout (hay còn gọi là bệnh thống phong) đang là căn bệnh đứng thứ tư trong số 15 bệnh đau xương khớp thường gặp hiện nay và chúng có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động, biến dạng xương khớp, bại liệt suốt đời nếu không được khám hỗ trợ điều trị kịp thời. Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gout và chủ yếu thường thông qua những hoạt động hàng ngày của bạn. Vì thế, nếu muốn phòng tránh bệnh, người cao tuổi cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Nguyên nhân gây bệnh gút ở người cao tuổi
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp tại bệnh viện TW cho biết, nguyên nhân gây bệnh gút chủ yếu là do acid uric trong máu tăng cao. Vì vậy, để phòng tránh bệnh chúng ta cần nắm rõ những yếu tố sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric trong máu cụ thể như sau:
- Di truyền: đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút. Nhiều người do yếu tố di truyền, trong gia đình có nhiều người bị bệnh gút, nên quá trình tổng hợp purin nội sinh sẽ tăng nhiều khiến acid uric trong máu tăng.
- Do chế độ ăn uống: chế độ dinh dưỡng người cao tuổi ăn uống thiếu khoa học, dung nạp nhiều thực phẩm purin như: thịt, hải sản, đậu lan, đậu lăng, bột yến mạch, cải, măng, nấm, uống nhiều rượu bia. Thói quen ăn uống nhiều đạm làm sẽ dẫn đến sự hình thành thêm các nhân purin, nhân purin chu chuyển tự do trong cơ thể và có thể gắn vào bất cứ gen nào, gây biến đổi gen dẫn đến bệnh gút.
- Do các bệnh lý về thận: viêm thận mãn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.
- Gút liên quan với một số căn bệnh: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh béo phì…
- Do trong cơ thể của người cao tuổi tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, sarcom hạch, đau tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để hỗ trợ điều trị các bệnh u ác tính.
- Tăng bẩm sinh: đây là trường hợp ít gặp, một số người khi sinh ra đã có lượng acid uric tăng cao, nên dễ dàng mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh gút ở người cao tuổi
Tại sao gút thường xảy ra ở người cao tuổi?
Bệnh gút thường xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Có nhiều lý do giải thích điều này. Đầu tiên là ở độ tuổi này, các rối loạn chuyển hóa, vốn thường kín đáo ở tuổi trẻ, bắt đầu trở nên rõ ràng, thường xuyên hơn. Bệnh nhân gút có thể chỉ bị rối loạn đạm với biểu hiện là mắc bệnh gút cũng như có thể kết hợp với nhiều dạng rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Chính các rối loạn chuyển hóa này khi phối hợp với nhau càng làm cho bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi
Bệnh gút ở người cao tuổi dễ gặp nhưng lại rất khó điều trị do đó điều quan trọng nhất đối với người bệnh cũng như người nhà là phải phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm rất khó chữa.
Khi có dấu hiệu đau xương khớp, nhất là các khớp bàn tay, bàn chân, khớp gối nên đi khám ngay ở những nơi chuyên khoa, uy tín để có kết luận chính xác. Da, móng ta, móng chân của bệnh nhân có sự khác nhau theo từng vùng, người ta thường dễ nhầm với một số bệnh ngoài da thường gặp như viêm da, vảy nến,…
Bệnh gút cấp tính thường biểu hiện ở khớp bàn chân. Người bệnh xuất hiện các cơn đau dữ dội tại các khớp xương vào ban đêm hoặc rạng sáng. Tuy nhiên các cơn đau diễn ra rất nhanh, không kéo dài. Nhiều khớp xương sưng tấy, da căng bóng và đau, người bệnh có thể kèm theo các cơn sốt nhẹ.
Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi
Ở thể gút mãn tính, bệnh gút kéo dài hơn, khoảng 10 đến 20 năm. Biểu hiện của bệnh được thể hiện qua các khớp đầu gối, cổ chân, cổ tay, bàn tay. Trên các khớp có hiện tượng tích tụ muối urat làm cho da căng bóng, nhìn kĩ sẽ thấy cặn trắng. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện viêm đa khớp tuy nhiên bệnh tiến triển chậm, sau đó tăng dần.
Khi đến giai đoạn cuối nếu có phương pháp điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bại liệt hoàn toàn, thậm chí tử vong.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn