Phù chân là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới bệnh phù chân và điều trị bệnh như thế nào?
- Cách điều trị bệnh cao huyết áp cho người cao tuổi
- Tìm hiểu các bệnh về da ở người cao tuổi
- Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Điểm mặt những nguyên nhân gây ra bệnh phù chân ở người cao tuổi
Như thế nào gọi là bệnh phù chân ở người cao tuổi?
Phù nề là sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở chân khiến chân bị sưng lên. Phù nề là bệnh lý phổ biến ở người già. Bệnh phù chân ở người già khiến sinh hoạt đi lại của người bệnh gặp khó khăn và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bệnh có liên quan tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thận, tim, gan hoặc mạch máu…
Biểu hiện của bệnh phù chân ở người cao tuổi?
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và bệnh kèm theo mà biểu hiện của phù chân có thể khác nhau. Đa số các trường hợp của bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng, không có biểu hiện lâm sàng của bệnh ra bên ngoài. Nhưng chúng vẫn âm thầm gây tổn thương cho hệ thống bạch huyết, thận (với sự xuất hiện của hồng cầu và protein trong nước tiểu) và làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể nặng nề.
Biểu hiện của bệnh phù chân ở người cao tuổi?
Thông thường người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Lúc đầu phù chân sẽ chưa rõ, khó có thể phát hiện chính xác. Người bệnh thấy mình tăng cân. Giai đoạn sau, chân sẽ phù rõ. Phù có thể xuất hiện vào buổi sáng, buổi chiều, thậm chí phù liên tục kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nhọc.
- Phù có thể chỉ xuất hiện ở mắt cá chân, cẳng chân thậm chí phù cả chân khiến chân trở nên biến dạng (điển hình là dạng chân voi). Phù có thể ở một chân hay cả hai chân.
- Có thể sẽ thấy đau, nóng, nhức vùng chân bị phù.
- Tính chất phù ở mỗi loại bệnh cũng khác nhau: có thể phù trắng, mềm, ấn lõm hoặc không lõm.
- Tổ chức dưới da và da trở nên cứng và dày có thể kèm theo ngứa.
- Người bệnh khó vận động, di chuyển.
- Da ở vùng bội nhiễm vi khuẩn trở nên cứng và dày, biến dạng.
- Phù có thể lan ra làm bộ phận sinh dục cũng phù to, gây hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn.
- Tiểu ra dưỡng chấp.
Bệnh phù chân là bệnh người cao tuổi thường gặp nên tùy từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ và giai đoạn nào mà được chỉ định chữa trị phương pháp phù hợp. Bệnh nhân có thể dùng thuốc diệt giun, bôi kem kháng sinh, phẫu thuật hay dùng Doxycycline,… Bệnh ở giai đoạn sớm được điều trị giảm triệu chứng nhanh và khắc phục bệnh hoàn toàn. Do đó ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh phù nề ở người cao tuổi
Bệnh phù chân ở người già có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng như tim, gan, mạch máu. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Khẩu phần ăn chứa nhiều muối và carbohydrate.
- Cơ bị chấn thương.
- Phù do bị suy tim: Bệnh ban đầu phù ở hai mắt cá, khá mềm và ấn lõm. Triệu chứng thường xảy ra vào buổi chiều, mất đi lúc sáng sớm hoặc lúc nghỉ ngơi. Hai chân phù to và có thể nứt da, có dịch vàng chảy ra.
- Phù do thiếu vitamin B1: Người bệnh cảm thấy 2 chân tê bì như bị kiến bò, thường bị chuột rút, mất phản xạ gân gối.
- Phù do viêm tắc tĩnh mạch: Người bệnh cảm thấy đau khi ấn vào vị trí bị phù.
- Phù do nhiễm trùng: Nhiễm trùng khiến bàn chân và mắt cá chân người già bị phù, phần lớn đối với người bị tiểu đường hoặc bệnh thần kinh.
- Người cao tuổi đứng hoặc ngồi quá lâu cũng dễ bị phù chân.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh phù nề ở người cao tuổi
Cách chữa bệnh phù chân ở người già
Ngoài việc sử dụng thuốc, người cao tuổi cần có Chế độ ăn uống tốt: Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần được cân bằng, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, uống đầy đủ 2 lít nước/ ngày, trong bữa ăn nên bổ sung nhiều rau, củ, quả, tránh ăn nhiều thịt…
Chế độ tập luyện phù hợp: Người cao tuổi nên di chuyển thường xuyên, sử dụng các cơ bắp ở gần vị trí phù nề để bơm chất lỏng dư thừa trở lại tim. Tránh việc đứng, ngồi tại chỗ quá lâu khiến bệnh phù thêm nặng nề.
Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ ngày để tăng việc lưu thông cho máu. Cứ mỗi 1-2 giờ, người cao tuổi nên đứng dậy và đi bộ. Có chế độ luyện tập phù hợp để chữa bệnh phù chân ở người già Massage: Vùng bị ảnh hưởng có thể được vuốt ve nhưng không gây đau, việc tạo áp lực này có thể giúp cho chất lỏng dư thừa tại đó di chuyển.
Tránh gặp nhiệt độ đột ngột: Nóng và lạnh thay đổi đột ngột khiến cho bệnh phù chân ở người già thêm nặng nề. Người cao tuổi nên tránh tắm nước quá nóng, mặc ấm khi ra đường thời tiết lạnh.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn