Điểm mặt những loại bệnh tiêu hoá ở người cao tuổi

Cơ thể lão hóa làm cho các chức năng của cơ thể giảm sút là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề bệnh tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi.

Điểm mặt những loại bệnh tiêu hoá ở người cao tuổi

Theo ghi nhận của trang tin Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi thường gặp như rối loạn tiêu hóa, nghẹn, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, trĩ, táo bón, viêm đại tràng mạn tính…

Các dạng bệnh tiêu hoá ở người cao tuổi

Càng về già, sức khoẻ của người cao tuổi càng trở nên yếu dần và trong đó có sự suy giảm các chức năng của hệ tiêu hoá. Khi hệ tiêu hoá không thể đảm nhiệm được trọng trách của mình sẽ gây ra một số bệnh tiêu hoá ở người cao tuổi như sau:

  • Tiêu chảy: Hệ miễn dịch ở người cao tuổi thường kém hơn khi còn trẻ, chưa kể đến hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm nhiều tại điều kiện cho các tác nhân gây hại làm tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người cao tuổi do làm cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng kéo theo nhiều bệnh lý khác.
  • Táo bón: Táo bón là tình trạng thường gặp ở người già do chức năng đường ruột giảm sút. Ít vận động hay không hấp thụ chất xơ ở người già cũng gây nên tình trạng này. Bệnh có thể tiến triển thành trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Một số loại thuốc chữa xương khớp, tim mạch ảnh hưởng đến dạ dày, tá tràng của người bệnh. Chưa kể đến độ toan dịch vụ giảm ở người già tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP bùng phát và gây hại.

Các dạng bệnh tiêu hoá ở người cao tuổi

  • Sỏi mật: Sau 40 tuổi, túi mật dần teo đi và chứa được ít dịch mật hơn, sức co bóp kém. Chưa kể đến gan cũng sản xuất ít dịch mật hơn, lượng mật sót lại dễ gây sỏi. Các bệnh tiêu hóa ở người già cần được phòng ngừa và chữa trị ngay từ sớm để không gây hại cho cơ thể. Thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh khá hiệu quả. 

Tại sao người cao tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa?

Có thể nói rằng, cùng với tuổi tác thì các cơ quan của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng đều bị suy giảm chức năng dù ít dù nhiều. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân:

  • Thứ nhất là do chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu như răng yếu nên không nhai kỹ được thức ăn, nhu động của thực quản yếu nên hay bị nghẹn, nhu động dạ dày, ruột suy giảm nên việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn bị chậm.
  • Tiếp theo là chức năng tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch mật, dịch ruột cũng bị giảm đáng kể cả về số lượng và chất lượng nên khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém, bên cạnh đó, các lớp niêm mạc đường tiêu hóa cũng suy giảm do tuổi tác, các mạch máu tưới các cơ quan tiêu hóa bị xơ vữa nên lượng máu tới các cơ quan này bị giảm sút từ đó dẫn đến việc hấp thu các chất rất kém.
  • Phải kể đến chức năng của các cơ quan khác có ảnh hưởng rất lớn đến hấp thu và nhu động ruột như hệ thần kinh, hệ nội tiết, đặc biệt là tuyến giáp cũng đều bị giảm chức năng ở người cao tuổi, hệ miễn dịch cũng yếu đi ở người cao tuổi và cuối cùng, người cao tuổi thường có nhiều bệnh mạn tính kèm theo như: xơ gan, viêm tụy mạn, suy tim, bệnh phổi mạn tính… Tất cả những điều này khiến cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa như nuốt sặc, nghẹn, ăn không ngon, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón…

Giải pháp nào cho vấn đề bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi?

Những người trong nhóm đối  tượng này cần áp dụng các biện pháp phòng tránh, hạn chế bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi như sau:

Giải pháp nào cho vấn đề bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi?

  • Có chế độ dinh dưỡng người cao tuổi hợp lý: Hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật. Không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ vì thực phẩm này sẽ khó tiêu. Người cao tuổi nên dùng những thực phẩm vừa đảm bảo cung cấp đủ chất lại vừa dễ tiêu như quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, hạt vừng, lạc. Nên ăn những loại quả vừa dễ nhai nuốt vừa cung cấp đủ các loại vitamin và các chất điện giải như kali. Bổ sung các loại đạm dễ tiêu như tôm cá, thịt lợn và chất béo như dầu thực vật. Thức ăn cho người cao tuổi cần chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh và độ chín cần thiết. Không nên ăn những thức ăn tái, gỏi, sống do chúng rất dễ gây chướng bụng đầy hơi, lại không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên chia nhỏ bữa sao cho số lượng vừa đủ, cảm giác dễ ăn lại dễ tiêu hóa hơn. Trong bữa ăn, người cao tuổi nên tập trung, tránh vừa ăn vừa xem tivi, nói chuyện nhiều hay làm các việc khác. Tránh ăn những thức ăn lạ với cơ thể. Thức ăn luôn đảm bảo nóng sốt sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng. Hạn chế tối đa hoặc kiêng uống rượu, bia và các đồ uống có cồn khác, cũng như các chất có tính kích thích thần kinh như cà phê, chè quá đặc.

Ngoài ra, cần chú ý nhận biết và đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay khi có biểu hiện bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi kéo dài.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *