Hội chứng đuôi ngựa gây ra nhiều ảnh hưởng nghiem trọng cho hệ thần kinh của người bệnh, bệnh nhân có thẻ bị liệt vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng cách.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dấu hiệu và phương pháp điều trị cho người mắc hội chứng đuôi ngựa
Nguyên nhân hình thành hội chứng đuôi ngựa
Sự gãy hoặc vỡ đĩa đệm ở cột sống đoạn thắt lưng là nguyên nhân gây ra hội chứng nguy hiểm này. Những tổn thương tại đây sẽ làm chèn ép tới khóm dây thần kinh có dạng giống chùm đuôi ngựa ở vùng này, chúng chi phối hoạt động của chân, vùng chậu và các cơ quan bên trong vùng chậu. Ngoài ra theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, hội chứng đuôi ngựa còn có thể gây ra bởi một vài nguyên nhân khác như: bệnh nhân bị hẹp ống sống; tai nạn gây tổn thương xương cột sống; vùng cột sống thắt lưng xuất hiện khối u; cơ thể bị xuất huyết, nhiễm trùng hoặc viêm; bệnh nhân có các dị tật bẩm sinh liên quan tới xương cột sống…
Dấu hiệu của bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa
Bệnh nhân mắc phải hội chứng này do tổn thương cụm dây thần kinh đuôi ngựa của cột sống vùng thắt lưng. Do các dây này nhận và chuyền tín hiệu thần kinh cho vùng thân dưới vậy nên khi mắc phải sẽ dẫn tới các chấn thương, nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ có thể gây ra các dị tật bẩm sinh. Những dấu hiệu thường gặp ở các bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa bao gồm:
– Chân bị ảnh hưởng có thể là một hoặc cả hai bên chân, đau và tê ngày càng tăng và trầm trọng hơn khiến cho người bệnh dứng không vững, dễ bị ngã hoặc di chuyển khó khăn.
– Các dấu hiệu của tổn thương nhóm dây thần kinh đuôi ngựa này xuất hiện một cách từ từ, từ nhẹ tới nặng dần. Ban đầu bệnh nhân có cảm giác vùng thắt lưng đau và tê, cảm giác đau dần chuyển dần xuống phía dưới chân.
– Không chỉ gây tác động tới chân, hội chứng đuôi ngựa còn có thể gây áp lực tới bàng quang và ruột. Bệnh nhân có thể bị bí tiểu, mất kiểm soát tiểu tiện, thậm chí còn có thể đột ngột bị rối loạn chức năng tình dục.
– Cảm giác ở chân bị ảnh hưởng cùng với mông dần mất đi. Triệu chứng càng tăng lên khi bệnh nhân ngồi, thường gọi là mất cảm giác yên ngựa. Không chỉ hông và chân bị ảnh hưởng, mặt trong đùi bàn chân hoặc mặt sau chân cũng bị ảnh hưởng theo.
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa
Bệnh nhân mắc hội chứng này cần tiến hành các phương pháp điều trị và khắc phục sớm nhất có thể để tránh các biến chứng nguy hiểm như liệt thân dưới. Các phương pháp thường được dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa như:
– Giảm bớt các triệu chứng đau, tê cho bệnh nhân mắc hội chwungs này bằng corticosteroid liều cao, nó có thể kiểm soát phù nề cho bệnh nhân hiệu quả. Nếu xuất hiện nhiễm trùng thì sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để giảm bớt.
– Tiến hành phẫu thuật kịp thời để hạn chế các tổn thương nghiêm trọng, nhất là tình trạng liệt, mất kiểm soát bài tiết, tiêu hóa…
– Kết hợp điều trị tổn thương cùng với phục hồi chức năng cho bàng quanh, ruột bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bổ sung đủ nước hàng ngày giúp ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, cải thiện chức năng bằng quang, cũng có thể sử dụng một ống thông tiểu nếu cần.
– Nếu hội chứng đuôi ngựa gây ra bởi sự xuất hiện của khối u thì cần tiến hành loại bỏ chúng, có thể tiến hành phẫu thuật, hoặc xạ trị, hóa trị tùy từng trường hợp.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn