Dấu hiệu bệnh phù chân ở người cao tuổi

116
views

Bệnh phù chân ở người già là 1 bệnh lý khá phổ biến, gây ra những khó chịu, cản trở đi lại, cũng như công việc thường ngày của bệnh nhân. Vậy bệnh phù chân ở người cao tuổi có những triệu chứng nào?

Dấu hiệu bệnh phù chân ở người cao tuổi

Bệnh phù chân ở người cao tuổi là gì?

Thầy Hoàng Văn Phú, giảng viên Cao đẳng Dược TP HCM cho biết: Phù là một dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm chết người như: bệnh gan, thận, ung thư… Vì vậy khi bị có dấu hiệu bị phù bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Phù là hiện tượng ứ nước trong các tổ chức dưới da hoặc ở các tạng của cơ thể. Phù có thể khu trú ở chân, mặt, ngực, có khi phù toàn thân.

Là loại phù hay gặp nhất. Đó là tình trạng các mô bàn chân và mắt cá chân tích tụ chất lỏng khiến chân sưng lên. Bình thường, nước trong cơ thể chiếm khoảng 60% để cân bằng dịch trong máu và dịch giữa các mô. Nhưng vì một lí do nào đó, sự cân bằng này mất đi, làm dịch ứ lại ở các mô và gây nên hiện tượng phù.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phù chân ở người già

Cũng như nhiều bệnh người cao tuổi, bệnh phù chân sẽ xuất hiện  trên người bệnh những dấu hiệu sau:

  • Lúc đầu phù chân sẽ chưa rõ, khó có thể phát hiện chính xác. Người bệnh thấy mình tăng cân. Giai đoạn sau, chân sẽ phù rõ. Phù có thể xuất hiện vào buổi sáng, buổi chiều, thậm chí phù liên tục kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nhọc.
  • Phù có thể chỉ xuất hiện ở mắt cá chân, cẳng chân thậm chí phù cả chân khiến chân trở nên biến dạng (điển hình là dạng chân voi). Phù có thể ở một chân hay cả hai chân.
  • Tính chất phù ở mỗi loại bệnh cũng khác nhau: có thể phù trắng, mềm, ấn lõm hoặc không lõm.
  • Tổ chức dưới da và da trở nên cứng và dày có thể kèm theo ngứa.
  • Người bệnh khó vận động, di chuyển.
  • Da ở vùng bội nhiễm vi khuẩn trở nên cứng và dày, biến dạng.
  • Phù có thể lan ra làm bộ phận sinh dục cũng phù to, gây hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Tiểu ra dưỡng chất.

Tại sao chân bị phù?

Theo thầy Ngọc Hà – giảng viên Cao dang Duoc Tp HCM cho biết những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi là:

Tại sao chân bị phù?

  • Cơ thể bị phù gồm có 2 dạng là phù mềm và phù cứng. Phù cứng xảy ra thường là bệnh liên quan đến tuyến giáp. Còn phù mềm hay còn gọi là phù dịch, nó xuất phát từ hiện tượng dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài khoảng bào.
  • So với phù cứng thì phù mềm dễ phát hiện hơn. Khi bạn dùng tay ấn vào da trên nền cứng khi rút tay ra thì thấy chỗ dấu tay ấn bị lõm xuống.
  • Nguyên nhân gây phù có thể là do cơ thể không giữ được nước khi thiếu đi lượng protein và albumin khiến chân bị phù.

Biện pháp khắc phục bệnh phù chân ở người cao tuổi

Để khắc phục và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi các Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo những người trong từ độ tuổi trung niên trở lên nên đi khám sức khỏe định kì. Không nên chủ quan, coi thường khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì rất khó chữa trị.

  • Chế độ tập luyện: Người cao tuổi nên di chuyển thường xuyên, sử dụng các cơ bắp ở gần vị trí phù nề để bơm chất lỏng dư thừa trở lại tim. Tránh việc đứng, ngồi tại chỗ quá lâu khiến bệnh phù thêm nặng nề. Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ ngày để tăng việc lưu thông cho máu. Cứ mỗi 1-2 giờ, người cao tuổi nên đứng dậy và đi bộ.
  • Massage: Vùng bị ảnh hưởng có thể được vuốt ve nhưng không gây đau, việc tạo áp lực này có thể giúp cho chất lỏng dư thừa tại đó di chuyển.
  • Tránh gặp nhiệt độ đột ngột: Nóng và lạnh thay đổi đột ngột khiến cho bệnh phù chân ở người già thêm nặng nề. Người cao tuổi nên tránh tắm nước quá nóng, mặc ấm khi ra đường thời tiết lạnh.

Biện pháp khắc phục bệnh phù chân ở người cao tuổi

Hi vọng rằng những thông tin về bệnh phù chân ở người cao tuổi được chia sẻ phía trên có thể giúp ích cho mọi người.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn