Có nhiều phương pháp xét nghiệm để tìm ấu trùng giun chỉ như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, các phương pháp chẩn đoán gián tiếp, nhưng thông dụng nhất vẫn là phương pháp xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cùng tìm hiểu về kỹ thuật xét nghiệm phân tìm ấu trùng giun chỉ
Ở nước ta, kỹ thuật thường được dùng là lấy máu của bệnh nhân để làm tiêu bản giọt đặc, nhuộm Giemsa và kỹ thuật Knott. Bài viết dưới đây đề cập đến phương pháp xét nghiệm giọt đàn giọt đặc.
Những lưu ý trong cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
Về trang bị để lấy máu thì tuỳ theo yêu cầu mà trang bị cho thích hợp nhưng thông thường phải có các dụng cụ cơ bản nhất. Đầu tiên là kim trích máu thì có thể dùng kim trích máu tự động, kim tiêm dưới da, kim chủng đậu… Kim dùng không được nhọn quá gây đau buốt. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết,, chỉ nên sử dụng loại kim dùng một lần để tránh gây nguy hiểm. Tiếp theo là bơm tiêm dùng trong trường hợp cần lấy máu tĩnh mạch, bông thấm nước vô trùng và cồn sát trùng 700. Cồn để cố định tiêu bản là cồn 900 hoặc cồn tuyệt đối. Lam kính khô và sạch và yêu cầu lam kính hoặc lá kính có bờ thật phẳng để kéo máu đàn.
Ở Việt Nam, ấu trùng giun chỉ bạch huyết thường có chu kỳ xuất hiện ở máu ngoại vi về đêm, nên thời gian lấy máu để tìm ấu trùng giun chỉ là vào khoảng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Trước khi lấy máu, để cho bệnh nhân nằm nghỉ yên tĩnh khoảng 1 – 2 tiếng thì mới dễ thấy ấu trùng.
Tuỳ theo mục đích yêu cầu mà lấy ở vị trí thích hợp. Trường hợp chỉ cần làm giọt đặc và máu đàn thì lấy máu ở đầu ngón tay, thường lấy ở đầu ngón IV bàn tay trái, có thể lấy ở dái tai. Nên lấy bên cạnh phía lòng bàn tay vì chỗ đó ít va chạm, đỡ đau và tránh được nhiễm trùng. Ở trẻ em còn bé lấy máu ở tay dễ làm cho sợ khóc, giãy giụa nên thường lấy ở ngón chân.
Cùng tìm hiểu về phương pháp làm tiêu bản
Khi làm tiêu bản giọt đặc sẽ có ưu, nhược điểm riêng của nó. Về nhược điểm thì đặc điểm của máu là dày nên hình thể có thể không rõ, có thể không thấy hồng cầu. Ưu điểm của loại tiêu bản này là nhiều máu nên tập trung nhiều ký sinh trùng tạo thuận tiên cho quá trình quan sát dưới kính hiển vi.
Bên cạnh đó làm tiêu bản máu đàn có ưu điểm là nền máu mỏng, hơn nữa máu được cố định bằng cồn, khi nhuộm không có giai đoạn phá vỡ hồng cầu để tẩy huyết sắc tố nên hình thể ký sinh trùng đẹp và điển hình; hình thể các thành phần hữu hình của máu như hồng cầu, bạch cầu cũng đẹp và rõ ràng. Nhưng nhược điểm là lượng ký sinh trùng tập trung ít hơn hẳn so với giọt đặc.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn