Khi xã hội hiện đại phát triển, vô hình khiến lớp trẻ bi cuốn vào guồng xoáy công việc, vì thế họ lãng quên để lại những bậc thân sinh “héo mòn lay lắt” với cô đơn.
- Đàn ông và phụ nữ sợ gì nhất khi về già?
- “Bạn đời” người viết lên những trang sử sách của mỗi con…
- Hãy học người già cách yêu!
Cô đơn là “thủ phạm âm thầm giết chết” tuổi già
Cô đơn – thủ phạm âm thầm ra đòn chí tử tuổi già
Những cảnh báo về sự cô đơn của tuổi già đang gia tăng, báo động trên toàn thế giới, những hình ảnh khắc khổ của người già neo đơn, không nơi nương tựa khiến tôi không cầm được nước mắt khi chứng kiến. Hình ảnh bà Lê Thị Minh ở Phú Thọ khiến chúng tôi, những người làm chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không sao quên được, hình ảnh một cụ già đi lượm ve chai để kiếm sống chỉ vì không muốn làm phiền đến các con, nhiều lần cụ bất tỉnh từ sáng sớm đến xê chiều thì hàng xóm mới phát hiện ra, may mà kịp đưa đi bệnh viện không cụ đã sớm ra đi. Nhiều người chăm nom, hỏi han cụ thì bà chỉ nói: nhịp sống bây giờ mình không giống tụi nó, rồi mình nghèo không thoải mái như các con được” nên cứ bươn chải như thế qua ngày. Mong ước cuối đời là một ngày nào đó con cháu sẽ đón bà về vui hưởng tuổi già nhưng có lẽ hy vọng này đang dần trở thành vô vọng vì cái nghèo và cuộc sống khác nhau cứ mãi đeo bám. Chia sẻ về cái nghề mà cụ bươn chải, cụ kể: “Cơm mà họ bỏ theo đường, lượm về phơi bán ăn, có bữa cả tháng bán được ba bốn chục ngàn đủ mua gạo mua đồ ăn, mấy bữa trời không nắng đâu có phơi được thì lại bỏ, rồi đói lại thành quen, các con nó nghèo lại bệnh nọ, bệnh kia, nếu mình theo nó lấy gì nó ăn, cụ rẫu rĩ kể, còn chúng tôi thì không cầm nổi nước mắt.
Người già neo đơn đang báo động trên toàn thế giới
Không chỉ tại nước ta mà tại đất nước có người cao tuổi sống thọ nhất là Nhật Bản thì vấn đề này cũng đang trở nên báo động. Chuyện người già sống một mình và chết trong cô đơn, không ai hay biết đã xảy ra rất nhiều ở Nhật Bản. Các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà gần như chỉ còn trong… cổ tích, trong các bộ phim thời xa xưa” vì thế mà tỉ lệ người già chết vì cô đơn trên thế giới ngày càng được chính phủ lưu tâm để ý. Tình trạng cô đơn tuổi già, cùng sự “vô ơn” của con cháu đã vô hình giáng một “đòn chí tử” vào sưc khỏe tuổi già mà khó có liều thuốc nào chữa khỏi.
Thoát khỏi cô đơn tuổi già nhờ tình yêu thương của con cháu
Thoát khỏi cô đơn tuổi già là việc làm cần và cấp thiết trong mỗi gia đình và xã hội. Trẻ cậy cha, già cậy con”, con người khi về già cũng chỉ còn biết nương tựa vào con cháu, vì thế ở góc độ nào, có bận bịu hay nghèo khó ra sao cũng không thể để cha mẹ tuổi già lay lắt một mình như vậy. Thứ họ cần có chắc là sơn hào hải vị hay nhà cao cửa rộng mà họ chỉ cần một bữa cơm ấm áp, có đầy đủ thành viên trong gia đình. Những phận làm con có biết, một trong những bí quyết sống vui khỏe của tuổi già là gì hay không? Đó chính là gia đình, là tình thân, là nhìn thấy con cháu khôn lớn, trưởng thành hơn mỗi ngày, là nhìn thấy con cháu lập gia đình, yên bề gia thất. Họ chẳng sợ nghèo khổ, họ, chỉ sợ lúc nhắm mắt xuôi tay không được gặp mặt con cháu, chưa thấy con cháu bình yên tổ ấm.
Thoát khỏi cô đơn tuổi già nhờ tình yêu thương của con cháu
Người già thường cảm thấy mặc cảm là người vô dụng, bị gia đình và xã hội xa lánh nên họ dễ co cụm lại nên rất khó tránh khỏi cảm giác cô độc, cô đơn, trầm cảm, bệnh tật… Vì vậy, đối với họ thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết, con cháu cần lưu tâm để ý, quan tâm trò chuyện và tâm sự câu chuyện tuổi già để họ còn thấy mình được tồn tại và có ích trên đời. Trong sâu thẳm suy nghĩ của những người cao tuổi họ cần lắm một lần siết tay, một cái ôm thật chặt hay những lời vỗ về từ người thân, con cái. Vì thế, đừng bao giờ để cái “đòn chí tử cô đơn” tồn tại với sức khỏe tuổi già. Đừng để khi trên áo đã cài bông hồng trắng mới tiếc thương cha mẹ. Vì khi đó đã quá muộn, không ai có thể quay ngược thời gian để sống lại những ngày quý giá xưa kia.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn