Chớ chủ quan với bệnh hạ đường huyết ở người cao tuổi

Hạ đường huyết là một trong những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chớ chủ quan với bệnh hà đường huyết ở người cao tuổi

Chớ chủ quan với bệnh hạ đường huyết ở người cao tuổi

Hạ đường huyết (hay còn được gọi là hạ glucoso máu) thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Hạ đường huyết thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường mà tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa đó có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể. Ở các bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh tim mạch từ trước, biến chứng này có thể làm phức tạp trên thêm bệnh cảnh và góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong.

Nguyên nhân nào gây hạ đường huyết?

Theo chia sẻ của thầy Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trên chuyên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết như:

  • Chế độ ăn không đầy đủ về số và chất lượng hoặc là do quên bữa ăn ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị.
  • Hoạt động thể lực quá mức, bị stress.
  • Quá liều insulin, quá liều sulfamide hạ đường máu. Đặc biệt bệnh nhân có thương tổn gan, thận, người lớn tuổi dễ có nguy cơ hạ đường huyết.
  • Do suy vỏ thượng thận ( gặp trong bệnh Addison)
  • Bệnh lý dạ dày đái tháo đường
  • Do nhu cầu tiêu thụ đường tăng trong thời kỳ thai nghén
  • Do suy thận
  • Do mất một số lượng tế bào gan như teo gan vàng cấp, nhiễm độc gan cấp.
  • Do rối loạn cung cấp acid amin đến gan (chán ăn thần kinh, nhịn đói lâu ngày, hội chứng ure máu cao, suy vỏ thượng thận).
  • Do bất thường chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh (thiếu men thoái biến glycogen, men tân sinh glucose)..
  • Do uống nhiều rượu, ăn sau cắt dạ dày…

Triệu chứng hạ đường huyết

  • Hạ đường huyết mức độ nhẹ

– Dấu hiệu toàn thân: Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi thể lực lẩn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt.

– Vã mồ hôi.

– Dấu tiêu hóa: đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc ỉa chảy.

– Dấu hiệu tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu. Huyết áp tăng. Đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.

– Dấu hiệu thần kinh: Chuột rút, dị cảm đầu chi và quanh môi, nhức đầu thường xuyên hoặc kịch phát.

– Dấu hiệu tâm thần kinh: Rối loạn nhân cách và tính khí: kích thích, vui vẻ, liếng thoắng, hoặc đôi khi buồn bả hoặc nóng tính.

– Dấu hiệu hô hấp: Cơn khó thở dạng hen.

  • Hạ đường huyết nặng:

Nguyên nhân nào gây hạ đường huyết?

Nguyên nhân nào gây hạ đường huyết?

– Tâm thần kinh: Sửng sờ, đờ đẫn, cơn trầm cảm với xu hướng tự sát, kích động hoặc công kích, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thóang qua.

– Cứng hàm (dấu quan trọng dể nhầm uốn ván) và dấu hạ glucose máu nặng.

– Động kinh toàn thể hoặc khu trú dạng Bravais Jackson, liệt nửa người, khu trú, rối loạn tiểu não – tiền đình: chóng mặt, rối loạn vận động (để nhầm tai biến mạch máu não).

  • Hôn mê hạ glucose máu:

– Theo nhiều bản tin tức sức khỏe khác, khởi đầu thường không đột ngột, kèm co cơ, co giật, tăng phản xạ gân xương, co đồng tử, cứng hàm, đổ nhiều mồ hôi, kèm nét mặt đỏ bừng và hồi phục sau khi chuyền glucose sớm trước khi qua giai đoạn không phục hồi với hôn mê sâu thương tổn não không hồi phục và tử vong nếu hạ glucose máu nặng và kéo dài.

Điều trị và phòng ngừa hạ đường huyết

– Điều trị duy trì: sử dụng thuốc , dung dịch glucose theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa cho đến khi cải thiện triệu chứng. Trường hợp bệnh nhân hôn mê, không nên truyền glucose nhỏ giọt mà phải bơm trực tiếp tĩnh mạch để đạt nồng độ glucose máu tăng nhanh và cao.

– Điều trị bệnh đái tháo đường đúng theo chỉ định của bác sỹ

– Điều trị các bệnh lý gây hạ glucoso máu như U tụy tiết insuline, U ngoài tụy tiết insuline

– Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt dạ dày cần được điều trị theo phương pháp khác như chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, giảm các loại đường hấp thu nhanh…

– Bệnh nhân lớn tuổi thường được kiểm tra điện tim, các bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *