Bệnh táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người có tuổi với tỉ lệ ước tính vào khoảng 28 – 50% số người từ 60 tuổi trở lên bị mắc. Vậy làm thế nào để phòng bệnh táo bón hiệu quả?
- Sử dụng thực phẩm chức năng cho người già có lợi hay có hại?
- Những kinh nghiệm sống vui cho người cao tuổi
- Bệnh mạch vành ở người cao tuổi và những lưu ý trong điều trị
Cách phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây ra táo bón ở người cao tuổi
Tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp giúp người cao tuổi ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Nguyên nhân cụ thể gây ra táo bón chủ yếu là:
Do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu chất xơ
Nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, người cao tuổi thường ăn không ngon miệng, chán ăn, hoặc kiêng khem quá mức nên ăn số lượng thức ăn ít, tạo ít chất bã nên phản xạ co bóp của đại tràng giảm dẫn đến khó đi tiêu.
- Ăn không đủ lượng chất xơ trong khẩu phần, chất xơ có tác dụng làm nở và mềm khối phân, kích thích thành ruột làm tăng nhu động ruột giúp việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Người cao tuổi chức năng hệ răng nhai yếu nên không ăn được nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
- Ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, không cân đối khẩu phần, hoặc uống nhiều bia rượu, trà đặc…
Nguyên nhân gây ra táo bón ở người cao tuổi
Do cơ thể thiếu nước
Về sinh lý cơ thể người lớn tuổi dễ thiếu nước hơn lứa tuổi khác vì lúc này chức năng các cơ quan suy giảm, khả năng làm việc của thận cũng giảm nên cơ thể bài tiết nhiều hơn.
Ngoài ra, đây cũng là một bệnh người cao tuổi thường gặp vì nười già ít uống nước một phần và do phản xạ khát nước giảm, sợ uống nước phải đi tiểu nhiều, nhất là tiểu đêm, làm cơ thể thiếu nước dẫn đến táo bón.
Do giảm nhu động ruột sinh lý ở người lớn tuổi, bỏ qua cảm giác muốn đi ngoài
Khi phân di chuyển chậm và giữ lâu trong đường ruột, lượng nước sẽ bị hấp thụ lại nhất là ở khung đại tràng, làm phân khô cứng, vón cục rất khó đi, nếu rặn mạnh có thể gây đau rát, chảy máu càng làm người bệnh càng ngại đi, càng làm cho táo bón nặng hơn.
Các biện pháp khắc phục bệnh táo bón ở người cao tuổi
Có nhiều phương pháp đơn giản để dự phòng và điều trị táo bón ở người cao tuổi. Đầu tiên là tập thói quen đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Những ngày đầu có thể cứ rèn thói quen đi đại tiện dù có muốn đi hay không. Tiếp theo là điều chỉnh chế độ ăn uống. Tạo một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi đầy đủ về lượng, đảm bảo nhiều chất xơ như rau xanh, nguồn vitamin từ rau của quả tươi, uống đủ lượng nước theo nhu cầu. Vào buổi sáng, khi dạ dày rỗng, nên uống nước ấm hoặc nước có pha mật ong để kích thích nhu động ruột. Lượng nước uống có thể nhiều hơn bình thường một chút và không chờ có cảm giác khát mới uống do ở người cao tuổi, cảm giác khát có thể bị suy giảm.
- Tăng cường các hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe để tăng cường trương lực cơ bụng. Hàng ngày nên tập cơ bụng bằng cách xoa từ hạ sườn phải sang hạ sườn trái xuống hố chậu trái để tăng cường nhu động ruột.
- Điều trị tốt các bệnh mạn tính kèm theo hoặc các bệnh là nguyên nhân gây táo bón như suy giáp. Chú ý tới tác dụng phụ gây táo bón của một số loại thuốc như thuốc giãn phế quản.
- Luôn giữ cho tinh thần được sảng khoái, vui vẻ, giảm stress.
Các biện pháp khắc phục bệnh táo bón ở người cao tuổi
Cuối cùng, có thể dùng các thuốc nhuận tràng giúp cho việc đại tiện được dễ dàng. Cá biệt có trường hợp táo bón quá nặng phải dùng phương pháp thụt tháo để tống phân ra ngoài.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn