Viêm phế quản là một bệnh lý xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi trong đó người già là đối tượng chiếm tỉ lệ khá cao bị bệnh viêm phế quản.
- Những biện pháp giúp phòng tránh bệnh parkinson
- Người mắc bệnh parkinson không nên ăn gì?
- Bệnh parkinson và những triệu chứng thường gặp
Cách điều trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi
Viêm phế quản mạn tính là gì?
Viêm phế quản mạn tính là hiện tượng viêm toàn bộ phế quản gây ho và khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và kéo dài trong 2 năm liên tiếp mà không phải do một bệnh hô hấp nào khác gây nên như áp-xe phổi, lao phổi, giãn phế quản…
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể, sức khoẻ nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng.
Viêm phế quản mạn tính là gì?
Một số nguyên nhân thuận lợi như nghiện thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như gù vẹo cột sống…
Hệ lụy của viêm phế quản mạn tính
Trong bệnh viêm phế quản mạn tính thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhày hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnhviêm phế quản mạn tính là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho 5 – 6 lần.
Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài gây ho càng nhiều, đờm càng ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng), khối lượng đờm do ho, khạc ra trong 1 ngày có khi lên tới 10ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho càng ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên, bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể.
Ở giai đoạn muộn hơn của viêm phế quản mạn tính thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy nặng ngực, dần dần khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể, do đó người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).
Cách điều trị viêm phế quản mãn tính ở người già
Thông thường, bện viêm phế quản là bệnh người cao tuổi thường gặp nên khi điều trị cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như sau:
- Dùng kháng sinh: Khi có biểu hiện nhiễm khuẩn như: đờm vàng hoặc có mủ; sốt, chỉ số bạch cầu trong máu tăng,… Với thể tắc nghẽn mạn tính và nhày mủ cần dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng ngay. Nên ưu tiên 2 nhóm: cephalosporin thế hệ 2, 3 và macrolid: rovamyxin, roxithromixin.
- Dùng thuốc long đờm: acemux, bisolvon.
Phế quản tắc nghẽn, khó thở:
- Dùng thuốc giãn phế quản: phổ biến là salbutamol, theophylin.
- Dùng Corticoid: prednisolon, metylprednisolon.
- Vận động liệu pháp: vỗ rung, dẫn lưu tư thế.
- Hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập: nếu rối loạn thông khí nặng.
Cách điều trị viêm phế quản mãn tính ở người già
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả:
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung có thể “tấn công”. Bên cạnh đó, nên sử dụng bếp không khói hoặc không khói thay thế cho bếp củi, bếp rơm, bếp than,…
- Hạn chế tối đa hoặc bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào.
- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu mắc các căn bệnh về đường hô hấp cần điều trị bệnh triệt để, tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính khó chữa, nguy hiểm đến sức khỏe.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn