Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi nhưng thường gặp ở người lớn tuổi. Vậy cần làm gì để chữa bệnh mà không cần dùng thuốc?
- Đàn ông tuổi 60 thích gì trong cuộc sống?
- Những câu chuyện hình ảnh người già cô đơn gây xúc động
- Những thay đổi “đáng gờm” về mặt tâm lý tuổi già
Cách chữa bệnh mất ngủ ở người cao tuổi không cần dùng thuốc
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở người cao tuổi là gì?
Mất ngủ khởi phát ngủ, đặc trưng với khó khăn đi vào giấc ngủ và mất ngủ duy trì giấc ngủ, mà liên quan đến không có khả năng duy trì giấc ngủ suốt đêm. Mất ngủ mạn tính, được coi là nghiêm trọng hơn nhiều so với mất ngủ thoáng qua hay không liên tục, xuất hiện hằng đêm trong một tháng hoặc hơn và không được điều trị, có thể kéo dài trong nhiều năm. Theo tìm hiểu của chuyên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe, người bị mất ngủ thường có các dấu hiệu như ban đêm người bệnh thường mất 30-45 phút để đi vào giấc ngủ; khó khăn khi duy trì giấc ngủ; thức dậy sớm, không thể quay trở lại giấc ngủ…
Mất ngủ có thể nguyên phát, nhưng thường do những nguyên nhân phổ biến nhất như: căng thẳng và lo âu; kém vệ sinh giấc ngủ; lịch trình thường xuyên ngủ; tiêu thụ các chất kích thích; tiêu thụ rượu. Những yếu tố khác cũng có thể gây mất ngủ cho người cao tuổi: lệch pha chu kỳ ngủ sớm; dùng nhiều thuốc; trầm cảm; đau đớn: viêm khớp, loãng xương; thường xuyên đi tiểu đêm; di chuyển và rối loạn giấc ngủ; rối loạn thần kinh.
Mất ngủ thường gặp ở nhóm đối tượng nào?
Khi chúng ta già đi, chu kỳ giấc ngủ bình thường trở nên ngắn hơn, thời gian của một giấc ngủ sâu ít hơn. Vì nhiều lý do, phụ nữ chuyển qua tuổi trung niên dễ bị rối loạn giấc ngủ. Vì tuổi trung niên thường là thời gian căng thẳng tâm lý: con cái dần rời khỏi nhà, người bạn đời đã mất hoặc ly hôn; vai trò cá nhân có thể thay đổi ở nhà và nơi làm việc.
Mất ngủ thường gặp ở nhóm đối tượng nào?
Những vấn đề sức khỏe như đau, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ… cũng là những yếu tố dễ làm mất ngủ. Trầm cảm khiến người bệnh tỉnh giấc sớm và không thể trở lại giấc ngủ. Cơn bốc hỏa cũng khiến chị em khó ngủ hoặc mất ngủ. Ngoài ra theo bản tin tức sức khỏe khác cho biết, việc khó duy trì giấc ngủ thường làm người bệnh lo lắng và một vòng luẩn quẩn phát triển, trong đó lo lắng này tự nó trở thành nguyên nhân chính của chứng mất ngủ.
Những mẹo giúp cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi
Để giúp người cao tuổi có một giấc ngủ sâu giấc, người bệnh có thể làm theo những mẹo sau đây:
- Tránh xa các chất kích thích: Tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều hoặc hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein.
- Ngủ trưa ngắn: Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút – thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó.
- Tập thể dục: Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.
- Thiết lập một lịch ngủ: Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt, đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ.
- Ăn uống hợp lý: Nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng người cao tuổi trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.
- Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.
Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Giúp người cao tuổi có hiểu biết những thay đổi bình thường trong giấc ngủ và cung cấp các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tốt và chất lượng cuộc sống.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM