Theo các chuyên gia, Gút xuất hiện do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Biểu hiện là viêm ở các khớp, chủ yếu gặp ở nam (95%), tuổi trung niên (30 – 40 tuổi).
- Rối loạn thần kinh thực vật căn bệnh “khó trị” tuổi già
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già…
- Những cách bạn cần làm khi mắc chứng run tay ở người…
Cách chăm sóc bệnh nhân gút tại gia đình hiệu quả
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Chuyển hoá của acid uric:
Nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, Acid uric là sản phẩm thoái giáng của nucleotid có base là purin. Có 3 nguồn cung cấp acid uric:
- Do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào.
- Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị chết.
- Do tổng hợp nội sinh và chuyển hoá purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu.
Acid uric được thải qua nước tiểu 450 – 500 mg/ngày và trong phân 200 mg /ngày. Khi qua thận, urat được cầu thận lọc hoàn toàn, rồi tái hấp thu gần hoàn toàn ở ống lượn gần cuối cùng được ống lượn xa bài tiết. Trong phân, acid uric được các vi khuẩn phân huỷ. Nồng độ acid uric trong máu theo hằng số của người Việt Nam là 45 ± 10 mg/l (208 – 327 mol/l). Khi nồng độ > 70 mg/l (> 416,5 mol/l) được gọi là tăng acid uric máu.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Các nguyên nhân làm tăng acid uric máu:
- Tăng sản xuất acid uric: dùng nhiều thịt có purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh.
- Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận. ôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.
Cơ chế bệnh sinh:
Nhiều bản tin tức sức khỏe khác cho biết, khi acid uric trong máu tăng cao, các dịch đều bảo hoà natri urat và sẽ xảy ra hiện tượng lắng đọng urat ở một số tổ chức, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da, nhu mô thận và đài bể thận.
Ở khớp, tăng acid uric máu lâu ngày dẫn đến hình thành các hạt tôphi vi thể trong các màng hoạt dịch, làm lắng đọng natri urat ở sụn. Các vi tinh thể acid uric có thể xuất hiện trong dịch khớp và khi đạt được một lượng nhất định thì sẽ gây viêm khớp và là biểu hiện của cơn gút cấp tính. Trong khi gút, tại khớp sẽ xảy ra một loạt phản ứng: các bạch cầu tập trung đến thực bào làm giải phóng các lysozym, các chất này gây viêm; các vi tinh thể còn hoạt hoá yếu tố Hageman dẫn đến hình thành kallikrein và kinin có vai trò gây viêm khớp; hoạt hoá các bổ thể và plasminogen, dẫn đến hình thành các sản phẩm cuối cùng cũng có vai trò trong viêm khớp. Từ khi tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường khoảng 20 – 30 năm và người ta thấy 10-40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh gút ở người già
Trong nhiều chương trình bí quyết chăm sóc sức khỏe cho biết, để có thể kiểm soát được bệnh gút ở người cao tuổi thì đầu tiên phải chú ý phát hiện sớm bệnh. Cần phải nghĩ đến bệnh gút khi người cao tuổi có sưng đau khớp ở chi dưới, đặc biệt là ở khớp ngón chân cái. Tốt nhất là bệnh nhân mắc bệnh khớp cần đến khám ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp. Tránh tình trạng dùng thuốc tràn lan theo mách bảo của mọi người, vì dùng thuốc không đúng có thể làm mất triệu chứng khớp khiến chẩn đoán sau đó gặp khó khăn. Do việc tự dùng thuốc mà có bệnh nhân gút khi vào viện đã bị các biến chứng nặng nề do thuốc như đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh gút ở người già
Việc điều trị cần theo đúng phác đồ, và kéo dài để bệnh nhân không bị tái phát bệnh trong nhiều năm. Người bệnh cần đến khám bác sĩ thường xuyên, làm xét nghiệm định kỳ để theo dõi và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện bệnh cũng như các biến chứng bệnh. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cần uống đủ nước, hạn chế chất đạm, nói không với rượu bia, tránh lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống. Và điều trị dứt điểm các bệnh kèm theo. Chỉ khi phối hợp nhiều biện pháp điều trị và dự phòng thì bệnh mới có thể ổn định.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn