Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh thoái hóa khớp chứ không đơn thuần chỉ là thoái hóa do tuổi già, vì vậy chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến của bệnh nhờ các phương pháp sau.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Các phương pháp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp
Điểm mặt những phương pháp ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân làm tăng nguy cơ cao gây thoái hóa khớp do cân nặng sẽ tạo áp lực lên các khớp của bệnh nhân, đặc biệt là ở hông và đầu gối. Khi tăng thêm 1 kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông sẽ tăng lên khoảng 8 kg. Theo thời gian, áp lực này sẽ phá hủy các sụn trong khớp và gây ra bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra, phần cân nặng thừa ra đa số là mô mỡ sẽ sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Tại khớp, các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của các tế bào sụn. Giảm cân giúp giảm áp lực lên khớp cũng như nguy cơ viêm khớp, đồng thời làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Kiểm soát đường huyết
Bệnh tiểu đường là một yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm cho sụn cứng hơn, dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, để ngăn chặn nguy cơ thoái hóa khớp, nên kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Cố gắng duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép bằng tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Tập thể dục
Tích cực vận động cũng giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp. Không cần phải tập thể dục với cường độ cao, chỉ cần tập ít nhất 30 phút với cường độ vừa phải khoảng 5 lần một tuần. Thói quen này sẽ giúp cho các khớp xương của bệnh nhân khỏe mạnh và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Ngoài ra các bài tập cũng giúp hỗ trợ và ổn định khớp hông và đầu gối, giúp duy trì cân nặng hợp lý, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim phổi. Chọn một môn thể thao có thể thực hiện hằng ngày để duy trì thói quen tập thể dục. Đơn giản là chỉ cần đi bộ đến các cửa hàng tạp hóa, bơi lội hoặc thậm chí làm vườn. Nếu bị đau sau khi tập luyện và cơn đau kéo dài hơn 1 tiếng thì lần sau bạn nên giảm cường độ. Để tránh chấn thương, nên bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày.
Trong quá trình tập thể dục cần tránh chấn thương bởi vì nếu bị chán thương sụn khớp của bạn sẽ rất khó lành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường hợp khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Nếu cần thiết nên mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc nâng tạ. Nếu công việc đòi hỏi phải nâng các vật nặng, nên nghỉ giải lao giữa những lần nâng. Các nhân viên văn phòng nên chú trọng bảo vệ lưng của mình, nên sử dụng chiếc ghế có phần dựa lưng thoải mái và vừa vặn.
Ăn uống hợp lý
Không có chế độ ăn cụ thể cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp, nhưng một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có lợi cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp, do đó có thể tăng cường bổ sung các nguồn dinh dưỡng sau:
Axit béo Omega-3 có trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi giúp giảm tình trạng viêm khớp.
Vitamin C: hấp thụ vitamin C hàng ngày (120-200mg/ngày) thì có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gấp ba lần so với người bình thường. Vitamin C có nhiều trong ớt xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh.
Vitamin D: những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn do vậy có thể bổ sung thêm vitamin D bằng cách tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra vitamin D còn có thể được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, sữa và trứng.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn