Viêm phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm, trong đó bệnh viêm phổi do virus SARS-CoV-2 phát hiện từ năm 2019 đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế, đời sống toàn cầu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh này ở người cao tuổi? Cách điều trị như nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi
Theo bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Nguyễn Triệu Anh hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi ở người cao tuổi là do:
Hệ thống miễn dịch kém: Các cụ già thường ăn ngủ kém hơn những lứa tuổi khác nên đa số thể lực rất yếu ớt dễ mắc bệnh viêm phổi.
Tình trạng sức khỏe kém: Người cao tuổi thường có sẵn trong người các bệnh lý nan y như tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh gan, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp hoặc nghiện rượu, nghiện thuốc lá,… Đó chính là nguy cơ cao bị viêm phổi.
Nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở người cao tuổi nữa là do các vi khuẩn khu trú ở khoang miệng hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài theo đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới là phổi. Các loại vi khuẩn chủ đạo gây bệnh viêm phổi là phế cầu, Hmophilus influenza, tụ cầu vàng, Moraxella,…
Triệu chứng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
- Khó chịu, sốt nhẹ từ 37,8 – 38,5 độ C mà ít khi sốt cao tới 39 độ C kể cả khi viêm phổi nặng.
- Lạnh, rét run khiến người cao tuổi và người thân nhầm tưởng rằng do nhiệt độ cơ thể các cụ thay đổi thất thường.
- Ho nhẹ, ho từng tiếng hoặc ho ngắn, ít xuất hiện đờm hay không nhiều đờm.
- Thở nhanh hoặc khó thở, thở gắng sức, hít thở có tiếng ngay cả nằm nghỉ ngơi.
- Đau tức ngực như có vật gì đè nén.
Do bệnh có những triệu chứng âm thầm nên các cụ già và người thân thường bỏ qua. Nhưng chỉ sau 5 – 7 ngày khi bệnh biểu hiện rõ rệt nghĩ ngay tới viêm phổi thì đã quá muộn, vì bệnh đã nặng hơn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, mệt mỏi li bì, đi tiểu ít hơn, nhiều người còn bị trụy tim mạch, viêm thận, viêm phế quản phổi, áp xe phổi, hôn mê, u rê trong máu cao hoặc có thể chết nếu không phát hiện và điều trị sớm, nhanh chóng, đúng bệnh.
Điều trị bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Sử dụng kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh viêm phổi ở người cao tuổi. Kháng sinh được sử dụng dựa trên nguyên tác là tùy theo vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh đồ. Các loại kháng sinh thường dùng là nhóm Penicillin, Macrolid, Aminoglycoside, Phenicol,…
Mặt khác, các loại thuốc chống viêm, thuốc ho long đờm, giảm phế quản, thuốc trợ tim, các loại điện giải như dung dịch Nacl 9%, Lactat, Glucose 5%,… cũng được áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng chăm sóc người cao tuổi bị viêm phổi cần chú ý tới cả lượng và chất. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ.
Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Để đề phòng bệnh người cao tuổi các bác sĩ đề nghị người nhà bệnh nhận nên thường xuyên nhắc nhở làm các việc sau đây:
- Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng có độ sát khuẩn cao khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi, trước khi ăn uống.
- Người cao tuổi nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể. Đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm khác.
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại. Nên mang khẩu trang trước khi ra ngoài.
- Giữ ấm cổ, ngực và bàn chân, bàn tay khi thời tiết chuyển lạnh.
- Vệ sinh môi trường sống cho thoáng sạch, không có bụi bẩn.
- Tiêm vắc-xin cúm là cách phòng bệnh phổi.