Bệnh trĩ ở người cao tuổi có nhiều biểu hiện giống ung thư đại tràng, vì thế cần tìm hiểu rõ nguyên căn gây ra bệnh để sớm có phương pháp điều trị phù.
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
- Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi
- Cách điều trị bệnh béo phì ở người cao tuổi
Bệnh trĩ ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trĩ ở người cao tuổi là bệnh gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh giãn tĩnh mạch của vùng hậu môn trực tràng, tỷ lệ số người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở người cao tuổi. Người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm mắc bệnh. Bệnh trĩ ở người cao tuổi tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nên bệnh nhân thường bỏ qua và không sát sao với căn bệnh này. Ngoài ra, có thể do căn bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám, chữa trị nhất là phụ nữ…
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người cao tuổi
Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện, đồng thời chúng có liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, khi đám rối tĩnh mạch vùng phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ. Chính vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu y học đã kết luận trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Ngoài ra, bệnh trĩ ở người cao tuổi thuộc bệnh ở tổ chức mô do chất lượng của mô tĩnh mạch kém nên khi máu ứ đọng sẽ làm cho tĩnh mạch giãn và phình ra. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người cao tuổi đến nay các nhà khoa học chưa xác định được một cách chắc chắn, chỉ có thể khẳng định người cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao. Đồng thời, những người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính, táo bón kéo dài, đi ngoài rặn mạnh khiến áp lực ở ổ bụng và thực tràng trong ống hậu môn tăng cao khiến tĩnh mạch trực tràng và hậu môn phình, giãn, từ đó gây ra những biến chứng và hình thành nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người cao tuổi. Ngoài ra, những người thường xuyên lao động nặng nhọc, đội vác nặng đầu cũng có tác động lên ổ bụng một thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người cao tuổi
Những biểu hiện của bệnh trĩ ở người cao tuổi
Bệnh trĩ là căn bệnh người cao tuổi đang gia tăng một cách “chóng mặt” trên toàn thế giới, vì vậy, người cao tuổi và gia đình cần tìm hiểu những triệu chứng báo hiệu của căn bệnh để sớm có phương pháp điều trị tốt nhất, phòng tránh các biến chứng bệnh có thể xảy ra. Bệnh trĩ ở người cao tuổi có 2 triệu chứng dễ nhận biết nhất là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu hậu môn
Chảy máu ở hậu môn là triệu chứng có sớm nhận biết nhất và thường gặp nhất.Đây là triệu chứng đầu tiên báo hiệu người cao tuổi cần có sự thăm khám của các Bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Lúc đầu, người cao tuổi mắc bệnh trĩ có thể chảy máu rất kín đáo hoặc tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện và có thể nhìn vào phân thấy những tia máu nhỏ dính vào phân rắn. Những lần đại tiện về sau, khi đi cầu do táo bón thì máu có thể chảy thành các tia hoặc nhỏ giọt, nếu kéo dài bệnh có thể để lại nhiều sự bất tiện, mỗi lần đi là sẽ chảy máu, trầm trọng có thể phải vào viện cấp cứu.
Sa búi trĩ
Sa búi trĩ thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đại tiện bị chảy máu ở hậu môn, Thời gian đầu, sau mỗi khi đại tiện người cao tuổi mắc bệnh trĩ thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối nhỏ đó có thể tự tụt vào được. Thời gian càng lâu thì khối đó lồi ra và to dần lên, nhiều người sau khó đi đại tiện phải dùng tay ấn vào mới được. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn gây khó chịu và phiền toái cho người cao tuổi mắc bệnh trĩ.
Ngoài 2 dấu hiệu bệnh chính trên, người cao tuổi mắc bệnh trĩ có thể có kèm theo các dấu hiệu khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Hầu hết bệnh trĩ không gây đau cho người cao tuổi, triệu chứng đau chỉ xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt và do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn gây ra … Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra phía ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa ngáy khó chịu.
Nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ với ung thư đại thực tràng
Phân biệt bệnh trĩ với ung thư trực tràng
Có nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa bệnh trĩ ở người cao tuổi và ung thư đại tràng vì 2 căn bệnh này có một triệu chứng tương đối giống nhau là đại tiện ra máu. Bệnh trĩ khá phổ biến ở tuổi trung niên và người cao tuổi, còn bệnh ung thư đại tràng thường hiếm gặp hơn. Chính vì vậy, nên một số người khi thấy đại tiện ra máu thì cho rằng đó là những triệu chứng báo hiệu của bệnh trĩ và đến các quầy thuốc mua và tự điều trị nhưng chữa trị như vậy rất nguy hiểm, do đó với những người cao tuổi khi thấy mình đại tiện ra máu thì nên tự tìm hiểu và nhờ sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh để có thể tự phân biệt biệt được căn bệnh so với các căn bệnh khác. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ đề cập cách để phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại thực tràng như sau:
Khi bệnh nhân đại tiện ra máu ở bệnh trĩ thường có đặc điểm là đại tiện xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt và có thể phun thành tia, đồng thời dịch máu và phân không lẫn vào nhau, lượng máu có khi nhiều và có khi ít, xung quanh hậu môn luôn có cảm giác đau tức khó chịu hoặc cảm giác như có dị vật.
Còn đại tiện của bệnh ung thư đại thực tràng thì lượng máu rất ít và chúng phủ lẫn trên bề mặt của phân, đồng thời, ung thư đại thực tràng có màu sắc tím sẫm và lẫn với dịch nhày, dịch mủ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lượng máu ra ngoài cũng tăng theo. Ngoài ra, còn một số nhận dạng 2 căn bệnh này là sự thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột, lúc có thể là phân lỏng, phân táo hoặc có thể 2 loại phân xen kẽ, theo đó là các triệu chứng như thiếu máu, gầy sút, đau bụng, khó chịu…, đó là những biểu hiện ung thư thực tràng đã chuyển sang giai đoạn muộn. Chính vì vậy, khi người cao tuổi và trung niên có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân và sớm có các biện pháp điều trị tốt nhất.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ ở người cao tuổi
Phác đồ điều trị bệnh trĩ còn tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Không nhất thiết trường hợp nào cũng phải mổ, việc điều trị thường tập trung vào 3 phương pháp chính dưới đây.
Chữa nội khoa
Chữa trị bệnh trĩ ở người cao tuổi bằng phương pháp chữa nội khoa có nghĩa là chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ mạch máu có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột và điều trị các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.
Điều trị chuyên khoa
Điều trị chuyên khoa là kết hợp phương pháp chữa nội khoa nhưng bổ sung thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa hậu môn-trực tràng như: tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa hậu bằng thuốc, bôi thuốc để cho rụng trĩ…
Phẫu thuật
Phẩu thuật điều trị bệnh trĩ là phương pháp khi điều trị nội khoa acd chuyên khoa không khỏi. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích, một công đoạn trong phác đồ điều trị tổng thể. Bởi vì sau khi phẫu thuật còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn bệnh trĩ ở người cao tuổi tái phát.
Cách phòng bệnh trĩ ở người cao tuổi
Bệnh trĩ ở người cao tuổi là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên vẫn có phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Từ các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thì người cao tuổi có thể tránh được các tình trạng tăng ổ bụng.
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, giữa giờ làm việc nên tranh thủ vận động, thể dục nhẹ nhàng
- Hàng ngày nên tập thể dục vận động cơ thể, tổng thời gian tập vào khoảng từ 30 – 60 phút.
- Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể
- Những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ cần hạn chế ăn, uống các chất kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, người cao tuổi nên áp dụng những lời khuyên trên để phòng những biến chứng bệnh trĩ có thể gây ra. Ngoài những phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cũng cần được lưu ý cả trong trước, trong và sau thời gian điều trị bệnh.
Để bệnh trĩ không còn là nỗi ám ảnh với người cao tuổi thì bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh thì người thân và bệnh nhân vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ bằng các bí quyết sống khỏe, lành mạnh từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh chế độ luyện tập phù hợp thì người cao tuổi nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, đây là biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho người cao tuổi mà nhiều người áp dụng.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn