Bật mí 3 cách tăng cường sức khỏe người cao tuổi bằng dưỡng sinh

Khi người ta già đi thì thể lực và trí óc đã phần nào giảm sút và có thể kèm theo nhiều bệnh tật. Vì vậy nếu duy trì 3 cách dưỡng sinh sau đây sẽ giúp người cao tuổi có sức khỏe tốt, cuộc sống an vui.

Làm thể nào để dưỡng sinh tốt?

Dưỡng sinh là gì?

Trong ngành Y hẵn có một bộ môn dưỡng sinh nhằm giúp người cao tuổi thực hiện chế độ ăn uống đúng phép, tập luyện đúng mực, có thái độ tinh thần lạc quan thích hợp để dưỡng sinh. Sống sao để cho âm dương trong cơ thể điều hòa phù hợp với quy luật sinh học tự nhiên, chuyển hóa thái độ tinh thần giúp dưỡng sinh.

Nói về sức khỏe thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhận định là trạng thái hoàn toàn sảng khoái về tinh thần, thể chất và xã hội do đó không chỉ thiên về bệnh tật.

Chính vì vậy việc ăn uống khoa học, vận động ngủ nghỉ đúng cách chính là cách giúp thực hiện tốt phương pháp dưỡng sinh.

Các cách dưỡng sinh ở người cao tuổi

Về dinh dưỡng để dưỡng sinh: Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ rằng để đảm bảo sức khỏe, người cao tuổi cần phải ăn uống đa dạng, không ăn thứ gì nhiều quá cũng như không bỏ thứ gì cần thiết. Điều đó có nghĩa là ăn uống đầy đủ và cân bằng 5 nhóm chất dinh dưỡng (vitamin và chất khoáng, béo, đạm, đường bột). Không được ăn uống quá ít dẫn đến đói hoặc ăn quá no đến căng bụng. Hãy nghe lời từ chính bao tử của bạn nên ăn đừng ép nhịn do sợ bệnh. Đồng thời người cao tuổi cần phải “ăn chín, uống sôi”, thực phẩm cần nấu chín kỹ, bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm xâm nhập; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và lao động.

Người cao tuổi cần chú trọng chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Về chế độ vận động để dưỡng sinh: Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu TPHCM cho biết rằng người cao tuổi nên lưu ý vận động thể lực đúng cách kết hợp thở sâu sẽ giúp “bệnh tránh, già chậm”. Việc thở sâu sẽ giúp thải cho gần hết khí CO2  ở phổi, hấp thu nhiều khí oxy, đồng thời giúp thanh lọc tâm lý. Bạn hên học cách thở thật thâm sâu có nghĩa là hít thở với trạng thái tỉnh thức hoàn toàn: “Hít vào, thấy bụng phình ra; Thở ra, thấy bụng xẹp lại”. Và với tâm ý thanh tịnh: “Hít vào tâm tĩnh lặng. Thở ra miệng mỉm cười”, và với tâm hân hoan.

Về chế độ ngủ nghỉ để dưỡng sinh: Có một giấc ngủ sâu ngủ đủ, ngủ không mộng mị là cách phục hồi tốt nhất cho sức khỏe người cao tuổi. Dù có ngủ sâu thì nếu gặp mộng thì sẽ cũng chẳng nhớ gì hết khi thức dậy. Việc ngủ sâu sẽ giúp bản thân tươi tỉnh, sảng khoái, thoải mái cho một ngày mới. Hiện các nghiên cứu khoa học đã minh chứng rằng ngủ đủ sẽ có sức khỏe tốt, còn thiếu ngủ sẽ bị đủ thứ bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *