Bác sỹ khuyến cáo không nên làm những điều này để sống thọ hơn

Bắt đầu từ độ tuổi 50 trở đi, các dấu hiệu lão hóa xuất hiện dày đặc hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc thay đổi lối sống, loại bỏ những thói quen không lành mạnh ở độ tuổi 20, 30 hay 60, 70 đều có thể “làm chậm” đồng hồ sinh học và kéo dài tuổi thọ.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Một trong những thay đổi lớn về chế độ ăn uống của người dân nhiều quốc gia trong 30 năm qua là chuyển sang tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn. Đây là các loại thức ăn chứa nhiều đường, natri, chất béo bão hòa và ít chất xơ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và huyết áp.

Các chuyên gia dinh dưỡng người cao tuổi khuyến nghị ăn “sạch”, tiêu thụ nhiều chất xơ và sản phẩm tươi tự chế biến tại nhà để bảo vệ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ. Nếu quá bận rộn, mọi người có thể nấu lượng lớn thức ăn và bảo quản đông lạnh.

Không nên ngồi yên một chỗ

Nhiều nghiên cứu cho thấy ngồi lâu một chỗ vì bất cứ nguyên nhân gì ở bất cứ độ tuổi nào đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thói quen này chủ yếu do tính chất công việc (người làm việc tại văn phòng, sửa chữa đồ điện tử,…) hoặc do tàn tật không phục hồi được.

Chuyên gia Vật lý trị liệu khuyến nghị nên tập thể dục thường xuyên, chăm chỉ hoạt động thể chất để nâng cao tuổi thọ và ngăn ngừa tử vong sớm, đặc biệt là người có độ tuổi từ 50 trở lên.

Không thức đêm

Thời lượng ngủ có ảnh hưởng mật thiết đến tuổi thọ. Trong nghiên cứu dịch tễ học đăng tải trên Science Direct, các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh học Thần kinh về Giấc ngủ và Hô hấp, Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng ngủ ít hơn 6h và nhiều hơn 9h mỗi đêm làm tăng nguy cơ tử vong.

Một giấc ngủ ngon, sâu giấc giúp bạn tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi và các bệnh tim mạch. Các biện pháp hữu ích giúp nâng chất lượng giấc ngủ bao gồm giữ cho phòng ít ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải.

Không nên có suy nghĩ tiêu cực

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, giận dữ là một dạng cảm xúc khó giải tỏa, đặc biệt nếu bạn cảm thấy sự phẫn nộ của mình là có lý. Tình trạng căng thẳng là tăng mức cortisol, có tác động tiêu cực đến tim, quá trình trao đổi chất và hệ thống miễn dịch. Cortisol có thể làm tăng tỷ lệ tử vong, theo nghiên cứu về Mối quan hệ giữa cortisol, tỷ lệ tử vong và các bệnh mạn tính ở người già, đăng tải trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng Oxford.

Để kiểm soát sự căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch, các chuyên gia khuyến nghị duy trì các hoạt động xã hội. Những mối quan hệ lành mạnh giúp mọi người tích cực hơn, từ đó ảnh hưởng tốt đến tâm lý và các cơ quan.

Các thay đổi nhỏ, nhất quán hàng ngày giúp bạn tránh được cảm giác áp lực, khủng hoảng khi đang nỗ lực cải thiện bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *