Bất kì ở một độ tuổi nào người ta cũng thèm khát được yêu thương, được bầu bạn, vì vậy chẳng có gì lạ nếu người cao tuổi thèm yêu và thèm “lấy vợ”.
- Đức và Nhật mang đến cuộc sống “thiên đường” cho người già
- Bật mí những nguồn thực phẩm rẻ tiền làm tăng tuổi thọ
- Nhu cầu dinh dưỡng cho người cao tuổi như thế nào là hợp lý?
Người già khao khát được yêu thương
Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương
Một câu chuyện có thật được trang tin Tâm sự người cao tuổi cập nhật về một ông lão đã sang tuổi “xế chiều” nhưng vẫn khao khát được yêu thương nhưng bị con cháu ngăn cản, ông buồn tủi đã tìm cách “tự thiêu sống” mình.
Thời xưa nhà cụ kinh tế cũng không mấy khá giả, lại đông con nên thường xuyên thiếu ăn thiếu mặc. Vợ cụ cũng vì vất vả quá nên lao lực mà qua đời, một mình cụ gà trống nuôi con, khổ cực trăm đường nên dẫu thương cũng chẳng có người phụ nữ nào dám chung vai sẻ chia gánh nặng gia đình với cụ. Thời gian trôi, con trai, con gái của cụ đều xây dựng gia đình, kinh tế đã qua những ngày khốn khó. Nhiều lần con cái muốn đón cụ về ở nhà cao cửa rộng nhưng cụ không đành lòng rời xa ngôi nhà nhỏ ở trong xóm nhỏ, nơi đêm đêm cụ vẫn nhìn lên bàn thờ, nơi đặt di ảnh của người vợ đáng thương mất sớm. Nhiều người hàng xóm thấy nhà cụ thường xuyên có khách, là người phụ nữ kém ông 2 chục tuổi, chẳng ai xa lạ mà là người phụ nữ góa chồng làng bên. Bà lấy chồng nhưng chồng mất sớm nên chưa kịp có một mụn con, nhiều người dè bỉu bảo bà có gò má cáo sát chồng nên không ai dám tiến đến dù vẫn còn xuân và khá xinh đẹp. Rồi câu chuyện đến tai con cháu, họ về ngăn cản, nói cụ không thương con cháu rồi sợ thiên hạ cười chê. Cuối cùng, họ còn nhẫn tâm ra điều kiện nếu cụ muốn sống theo ý mình thì đừng nhìn mặt con cháu. Và rồi cụ “đi”, theo khám nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra thì cụ đã tự đi mua xăng rồi tự đốt mình. Chắc hẳn cụ ra đi trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng lắm. Chẳng ai hiểu được những thay đổi tâm lý của tuổi già, cụ có những mong muốn gì, có cần phải đến mức thế không? Nhiều người bảo cụ điên rồ, bởi tuổi ấy rồi còn yêu đương gì nữa. Ai bảo già rồi thì không thể yêu đương? Ai bảo tuổi tác sẽ làm cho trái tim khô cằn xúc cảm? Nhưng có chắc điều cụ muốn là những ham muốn thường tình như người đời nghĩ. Có thể chỉ là cụ muốn có một người bầu bạn sớm hôm, cùng nhau đi qua những năm tháng cuối đời không cô quạnh. Điều cụ cần đâu phải nhà to, sơn hào hải vị mà chỉ là cần có người ơ bên bầu bạn, tâm sự buồn vui những ngày trái nắng, trở gió. Chẳng phải nhiều chuyên gia tâm lý vẫn hay nói: người già đêm thường dài hơn, vì họ già rồi nên họ ngủ ít. Họ thức nhiều hơn để tận dụng từng ngày mình đang sống. Những tâm tư của người già, người trẻ đôi khi không bao giờ hiểu được.
Người già họ cũng cần có tình yêu, cần có sự đồng cảm, sẻ chia
Người già họ cũng cần có tình yêu
Câu chuyện ở trên cũng chỉ nằm trong một số ít nói về những thay đổi tâm sinh lý ở người cao tuổi mà con trẻ không thể hiểu, những mong muốn của người cao tuổi có thể không phải vì đời sống tình dục như mọi người vẫn nói mà đơn giản họ chỉ muốn tìm một sự đồng cảm, sự chia sẻ những ngày cuối đời. Con cái rồi cũng có cuộc sống riêng, cũng phải làm kinh tế còn mấy thời gian tâm sự trò chuyện. Người già họ đã dành cả đời vì con, vì cháu thì cũng đến lúc để họ có một khoảng trời riêng, tình yêu ở tuổi già cũng giống như còn trẻ, họ cũng khao khát được nhớ, được trò chuyện và có lẽ ông lão ở câu chuyện trên cũng thèm một tình yêu đơn giản như thế.
Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương đã làm thức tỉnh nhiều phận làm con, về cách đối nhân xử thế và hiểu biết hơn về những tâm sinh lý thay đổi khi về già. Giá như các con cụ trong câu chuyện trên rộng lòng hơn một chút mà suy xét thì chắc rằng họ sẽ đồng cảm được với những mong ước của ba mình. Cha đã dành cả cuộc đời mình cho con nhưng không có nghĩa là cha không có mưu cầu hạnh phúc. Có lẽ câu nói “Con chăm cha không bằng bà chăm ông” đã phát huy đúng ngữ nghĩa của nó nhưng tôi còn cho rằng: ông cụ trong câu chuyện trên không tự tử về bị phản đối tình duyên mà có lẽ cụ đã quá đau lòng vì sự vô tâm vô tình của những đứa con. Hóa ra chỉ có cha mẹ là yêu thương con vô điều kiện, còn con cái cuối cùng chỉ nghĩ đến cảm xúc, đến sĩ diện của bản thân mình với xã hội.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn